TPO - Là một thủ khoa, Nguyễn Hoàng Bảo Trân (học sinh lớp 12 Song Ngữ, Trường THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng) không ngần ngại chia sẻ bí quyết học tập cũng như ước mơ cống hiến cho nền giáo dục.
“Em sinh đúng ngày 20/11, và từ bé đã ước mơ được làm cô giáo. Phải mất rất lâu mới có thể đứng trên bục giảng, và em luôn trân quý từng phút giây. Đến nay dù còn rất nhiều khó khăn nhưng vì tình yêu với nghề, vì các em học trò em sẽ nỗ lực mỗi ngày” - cô giáo Trần Thị Kim Hương, 29 tuổi, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Long Túc (xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) chia sẻ.
Với cô giáo Hoàng Thị Len ở vùng đặc biệt khó khăn tại Cao Bằng, được đến trường, đến lớp và cầm phấn là một niềm hạnh phúc giúp tiếp thêm động lực để cô gượng dậy sau những khó khăn.
TP - Trong thư gửi các thầy cô giáo, cán bộ, viên chức nhân ngày 20/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận viết: Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, nhất là các thầy cô đã và đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, ngày đêm khắc phục khó khăn, đóng góp bền bỉ và to lớn cho sự nghiệp trồng người.
Hình ảnh và những tư liệu về giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975 đang được chia sẻ trên các trang mạng. Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Mục tiêu giáo dục thì toàn diện trong khi cách đánh giá kết quả lại chỉ chú trọng đến điểm số. Mâu thuẫn này được xem là căn nguyên dẫn tới những lệch lạc và tiêu cực của giáo dục hiện nay.
TP - Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đề xuất các phương án dạy tích hợp và phân hoá trong chương trình phổ thông sau năm 2015. Trong đó, từ lớp 10, học sinh sẽ chọn học 7 môn liên quan ngành nghề tương lai của mình. Chúng được ngợi ca là những xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện đại.
Trong lịch sử, hệ thống đại học không phải lúc nào cũng có được những điều kiện thuận lợi để phát triển, mà trái lại, luôn có các thế lực hay chính sách vì cố tình hay vô ý đã và đang hủy hoại nền đại học.