Cô giáo dạy văn băng đèo, vượt dốc vận động học sinh đến trường

0:00 / 0:00
0:00
Với cô giáo Hoàng Thị Len ở vùng đặc biệt khó khăn tại Cao Bằng, được đến trường, đến lớp và cầm phấn là một niềm hạnh phúc giúp tiếp thêm động lực để cô gượng dậy sau những khó khăn.

Năm 2023, chương trình “Cùng Danisa tri ân thầy cô và chung tay góp 1 tỷ đồng trao laptop đến giáo viên vùng xa” do nhãn hàng Danisa thực hiện chính thức tái khởi động, tiếp nối hành trình năm thứ 3 tôn vinh và tiếp sức cho các thầy cô giáo vững bước trên hành trình “gieo” chữ nhiều thách thức. Cô giáo Hoàng Thị Len đã trở thành một trong những giáo viên đầu tiên nhận laptop của chương trình năm nay bởi câu chuyện ý nghĩa về những nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ cho nền giáo dục vùng cao.

“Người mẹ thứ hai” ở xã nghèo vùng cao

Cô giáo Hoàng Thị Len (SN 1991) công tác ở trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Yên Thổ (thuộc xã vùng III đặc biệt khó khăn tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) được học trò coi như một “người mẹ thứ hai”, bởi thời gian cô ở nhà các em có khi nhiều hơn ở trường học.

Cô giáo dạy văn băng đèo, vượt dốc vận động học sinh đến trường ảnh 1

Cô Len cho hay, nếu có công cụ dạy học mới, cô và trò sẽ càng hứng khởi hơn vì có thể xem nhiều thước phim tư liệu Văn học

Là một giáo viên chủ nhiệm, cô Len dành tất cả thời gian rảnh để đến nhà học sinh vận động các em đến trường. Trong quá trình vận động, khó khăn mà cô thường xuyên phải đối mặt là giao thông khó khăn. Có những nơi không có đường, cô phải đi bộ trên các đèo dốc cao. “Nhà học sinh ở tách biệt trên một quả đồi, tôi phải đi nhầm rất nhiều đường mới có thể đến được”, cô Len kể.

Theo cô Len, phụ huynh học sinh không biết nói tiếng phổ thông, cô lại không hiểu tiếng dân tộc thiểu số nên quá trình vận động cũng gặp nhiều rào cản. Mặt khác, hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các con. Nhiều gia đình, bố mẹ đi làm thuê không có thời gian kèm cặp con nên ý thức học tập của các em chưa cao.

Vì thế, cô phải thăm non, thấu hiểu và sâu sát từng học sinh để nắm bắt tâm lý, tính cách mỗi em. Từ đó, cô sẽ tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp giúp các em có thêm động lực đến trường và và hào hứng với bài học hơn. Cô Len luôn tin rằng, đi học đồng nghĩa với việc tương lai của các em sẽ rộng mở hơn.

Cuối năm 2022, cú sốc lớn nhất trong cuộc đời cô Len xảy đến, chồng mất, bố chồng bị ung thư vòm họng. Cô Len một thân một mình vừa nuôi con nhỏ, chăm và chạy chữa cho bố, vừa vượt 15km đường đèo đến trường mỗi ngày. Với cô giáo trẻ, được đến lớp và cầm phấn là một niềm hạnh phúc tiếp thêm cho cô động lực để gượng dậy sau những biến cố.

Cô giáo dạy văn băng đèo, vượt dốc vận động học sinh đến trường ảnh 2

Cô giáo Hoàng Thị Len đã trở thành một trong những giáo viên đầu tiên nhận laptop của chương trình

Dù hoàn cảnh của bản thân còn nhiều khó khăn nhưng cô giáo Len vẫn luôn tâm huyết và dành nhiều thời gian để động viên, tiếp sức cho học trò vùng bản. “Giấc mơ từ bé của tôi là đứng trên bục giảng và truyền đạt kiến thức cho con em các dân tộc thiểu số trên quê hương mình. Thật may mắn vì ước mơ của tôi đã trở thành sự thật. Tôi được đứng trong hàng ngũ giáo viên, được giảng dạy và nâng cao bản thân mình hơn”, cô giáo 9X bày tỏ.

Những trăn trở trên bục giảng

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Yên Thổ nằm cách xa trung tâm huyện, cơ sở vật chất còn nhiều thiều thốn nên cô Len không có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

“Số lượng máy chiếu của trường còn ít, không có máy chiếu cố định ở từng lớp. Bản thân tôi cũng thiếu thiết bị công nghệ trong giảng dạy nên việc tìm hiểu tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet còn hạn chế”, cô Len kể.

Cô giáo dạy văn băng đèo, vượt dốc vận động học sinh đến trường ảnh 3

Với đặc thù của môn Văn học, thời gian đầu cô Len thường phải soạn giáo án bằng tay dài hàng chục trang giấy và tranh thủ tham khảo các tài liệu Văn học. Thế nhưng, điều đó không làm cản trở sự hứng thú và say mê của học trò khi nghe cô bắt đầu mỗi bài giảng.

Những câu chuyện tả thực đầy sinh động và dễ hiểu đã giúp cho những tiết học Văn nơi đây thêm thú vị, quên đi những hạn chế, những thiếu thốn về thiết bị, công nghệ giảng dạy. Cô Len cho hay, nếu có công cụ dạy học mới, cô và trò sẽ càng hứng khởi hơn vì có thể xem nhiều thước phim tư liệu Văn học.

Ngoài nhiệm vụ đứng lớp, bám bản động viên trò, cô Len chủ động xin tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chương trình sách giáo khoa (chương trình giáo dục phổ thông 2018) về các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động. Cô Len luôn tâm niệm, việc đổi mới, thú vị hoá phương pháp dạy học sẽ giúp cho học trò vùng cao có thêm động lực đến lớp, đến trường học chữ.

Kể từ nay đến hết ngày 20/11/2023, bạn có thể góp sức tạo nên món quà 1 tỷ đồng đến các thầy cô có hoàn cảnh khó khăn như cô giáo Hoàng Thị Len qua các hoạt động sau:

1. Đóng góp vào chương trình 1 tỷ đồng trao laptop bằng cách:

Cách 1: Mua hộp Danisa bất kì tại các hệ thống cửa hàng siêu thị trên toàn quốc hoặc trên gian hàng thương mại điện tử chính hãng Mayora tại Shopee. Với mỗi hộp bánh được mua, Danisa góp 10.000 đồng.

Cách 2: Chia sẻ thông điệp tri ân bằng hình ảnh/ video trên mạng xã hội (Facebook/ Tiktok), kèm hashtag #1chiasegop10k #Gop1TyDongTraoLaptop #DanisaTriAnThayCo2023 ở chế độ công khai. Với mỗi chia sẻ, Danisa sẽ góp 10.000 đồng.

2. Đề cử giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt mà mình biết để nhận laptop bằng cách gửi thông tin và câu chuyện về chương trình thông Xem tại đây

Hành trình lan tỏa tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) lần thứ 3 của Danisa đã chính thức khởi động. Hãy chung tay cùng Danisa tôn vinh nhiệt huyết của các thầy cô, cùng nhau tạo nên một mùa tri ân nghề giáo thật sự trọn vẹn với những câu chuyện đẹp nơi bục giảng có bụi phấn.

Để cập nhật thông tin về chương trình, vui lòng truy cập fanpage của Danisa tại https://www.facebook.com/DanisaVietnam.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.