TP - Những người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích của nhân dân, của đất nước không chỉ tạo ra tiền đề cho sự đổi mới, đem lại lợi ích cho nhân dân và xã hội mà còn mãi truyền cảm hứng, khát vọng, tinh thần dấn thân cho cả thế hệ hiện tại và tương lai…
TP - Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã đến lúc phải có chế tài đối với những cán bộ, công chức không dám làm, không dám hành động. Hành vi không hành động, không giải quyết kịp thời các vấn đề trong thẩm quyền cũng bị coi là vi phạm và phải chịu chế tài.
TPO - 9h sáng mai (26/4), Báo Tiền Phong sẽ tổ chức Tọa đàm: “Hóa giải nỗi sợ sai để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung” để nhìn nhận về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích của đất nước và nhân dân trong đội ngũ cán bộ, công chức.
TP - Những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, “dám nghĩ, dám làm và biết làm” vì lợi ích chung, không có động cơ vụ lợi cá nhân sẽ không hề đơn độc nếu không may bị xem xét và xử lý trách nhiệm. Nguyên Chủ tịch UBND quận 12 Lê Hoài Trung và vụ án Đài phát sóng - Phát thanh Quán Tre (Đài Quán Tre) là một ví dụ.
TP - Loạt bài “Hóa giải nỗi sợ sai” của Tiền Phong khởi đăng từ đầu tuần này đã nhận được rất nhiều góp ý của bạn đọc. Một cán bộ nguyên là chuyên viên Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) gọi cho phóng viên bày tỏ rất tâm đắc với loạt bài nhưng cho rằng, “sợ sai” thì rất chính đáng, bởi là cán bộ công chức thì ai cũng sợ làm sai, nhưng vấn đề lớn nhất trong bộ máy hành chính hiện nay là không tham mưu, không đề xuất, không làm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm với lý do là “sợ sai”.
TP - Chưa khi nào, tình trạng cán bộ sợ sai, sợ rủi ro, không dám quyết, dám làm, dám đột phá lại xuất hiện đáng lo ngại như hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đùn đẩy, né tránh, tê liệt trách nhiệm công; việc trong thẩm quyền nhưng vẫn gửi hồ sơ lòng vòng xin ý kiến mọi nơi, mọi chỗ…, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Vậy làm sao “hóa giải” được thực trạng này?