TPO - Mỗi khi Thanh Ngà giới thiệu là sinh viên ngành Hán Nôm, mọi người thường hỏi: "Học Hán Nôm là học cái gì?", "Học Hán Nôm là học viết chữ thư pháp đúng không?", "Học Hán Nôm là học tiếng Trung à?"... Dẫu vậy, cô nữ sinh năm cuối Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội chưa bao giờ thấy hối hận khi đã chọn ngành học đặc biệt này.
TPO - Sau khi lên ngôi hoàng đế và lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Thanh xâm lược, vị vua này bắt đầu triển khai các chiến lược nhằm ổn định kinh tế, xã hội nước nhà. Tín bài cũng ra đời từ ấy.
TP - Ngày 23/11/2021, UNESCO và các nước thành viên đã thông qua nghị quyết cùng tôn vinh hai danh nhân Việt Nam, quyết nghị vào năm 2022 sẽ cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822- 2022) và 250 năm ngày sinh (1772 - 2022), 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
TP - Không chỉ có những văn nhân như Nguyễn Tuân, Vũ Đình Liên mới lưu luyến những gì vang bóng. Giữa thời “táo cắn dở” lên ngôi vẫn có những người xếp hàng mua vé về quá khứ. Và những con chữ của cha ông đã được đánh thức trên hành trình ngược thời gian của họ.
TP - Hội chữ xuân Ất Mùi 2015 sẽ được tổ chức trong khuôn viên hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai chương trình: Triển lãm thư pháp và Hoạt động viết chữ thư pháp.
TP - Vũ Đình Liên từng tưởng hình ảnh ông đồ cặm cụi bên “mực tàu, giấy đỏ” vào “mỗi năm hoa đào nở” vĩnh viễn chỉ còn “vang bóng một thời”. Nếu thi sĩ sống dậy, hẳn sẽ có bài “Ông đồ 2” hân hoan với không khí ngày hôm nay, khi thú chơi thư pháp đã cựa quậy tái sinh.
Với tiến sĩ Cung Khắc Lược, ngoài những lề luật, khuôn phép truyền thống, ông còn nổi tiếng là người viết thư pháp theo kiểu phá cách với bố cục phóng khoáng, thể hiện rõ nét tài hoa, lãng tử của tác giả.
TP - Mấy ngày qua, các cư dân mạng không khỏi bán tin bán nghi trước một số bằng chứng chứng minh “canh gà” trong cụm từ “canh gà Thọ Xương” ở văn bản gốc là từ để chỉ món ăn. Tuy nhiên sự thật đã hiển hiện khi Viện Nghiên cứu Hán Nôm đưa ra bản thảo đúng.
Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, để nói về tiếng gà báo canh người ta viết chữ 更, bát canh cũng có thể viết là 更. Tuy nhiên, xét về văn cảnh trong cả 4 câu, thì chữ "canh" ở đây được hiểu là tiếng gà báo canh.