TPO - Thời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
TPO - Để đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân và bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí đông dân cư, trường học, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất UBND thành phố Hà Nội cho xây dựng 29 cầu vượt đi bộ với kinh phí hơn 300 tỷ đồng.
TPO - UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận báo cáo kỹ thuật về phương án xây dựng cầu vượt cho người đi bộ qua đường Nguyễn Trãi, đoạn tại nút giao với phố Triều Khúc và cổng trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Tổng mức đầu tư công trình là hơn 3,8 tỷ đồng, tiền ngân sách.
TP - 5 năm qua thành phố Hà Nội đồng ý triển khai xây dựng 28 cầu vượt đi bộ với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Tuy nhiên một số vị trí, kiến trúc và việc sử dụng các cây cầu này đang có nhiều ý kiến khác nhau.
TPO - Lối lên xuống chưa phù hợp, thiết kế không thân thiện, dựng vách chắn và cho treo biển quảng cáo bịt kín hai bên lan can khiến cầu luôn bí bách, ẩm ướt, không an toàn là những nguyên nhân khiến hàng loạt cầu vượt đi bộ tại Hà Nội được đầu tư tiền tỷ không thu hút được người dân.
TPO - Đã gần một năm Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động và tháo dỡ biển quảng cáo vi phạm trên toàn bộ cầu vượt đi bộ, tuy nhiên đến nay, nội dung này không những không được thực hiện mà nhiều biển quảng cáo không phép còn được lắp đặt mới.
TPO - Do vi phạm quy định và nội dung quảng cáo không phù hợp, toàn bộ biển quảng cáo trên cầu vượt đi bộ tại Hà Nội đã bị yêu cầu dỡ bỏ. Tuy nhiên yêu cầu đưa ra từ năm 2019, nhưng đến nay các biển quảng cáo này vẫn tồn tại...
TPO - Do hết giấy phép và không được cấp lại, nên hiện nay đại diện Sở GTVT Hà Nội đã dừng việc thi công lắp đặt biển quảng cáo trên nhiều cầu vượt đi bộ. Với hệ thống biển báo giao thông trên các cầu vượt bị lắp sai vị trí, đại diện Sở GTVT cũng yêu cầu nhà đầu tư phải lắp đặt đúng vị trí.
TPO - Do có một số vi phạm, đặc biệt là nhà đầu tư thực hiện quảng cáo bằng biển, hộp đèn trên cầu vượt đi bộ khi chưa bàn giao các công trình đối ứng (nhà vệ sinh, xe bồn) đúng cam kết, nên hiện nay tất cả các biển quảng cáo trên cầu vượt không được cấp phép trở lại. Theo quy định các biển quảng cáo này sẽ phải dừng hoạt động.
TPO - Có thiết kế để phục vụ người đi bộ và được xây dựng bằng ngân sách với hàng nghìn tỷ đồng, nhưng sau khi được đưa vào sử dụng ít lâu toàn bộ 45 cầu vượt đi bộ Hà Nội đã lần lượt bị biến thành hộp quảng cáo. Đây là sản phẩm của dự án “xã hội hóa” được lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội phê duyệt để đổi lấy nhà vệ sinh công cộng…