TPO - Theo lãnh đạo Ban Giao thông TPHCM, khó khăn về nguồn cát đắp nền sẽ được tháo gỡ trong tháng 6 và tháng 9. Chủ đầu tư cùng các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát đang phấn đấu giữ nguyên tiến độ hoàn thành dự án vào cuối tháng 6 năm 2026.
TPO - Ước tính, đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua Bình Dương cần hơn 700.200 m3 cát đắp nền, song năng lực hiện tại của địa phương chỉ đạt khoảng 100.000 m3. Để không bị gián đoạn thi công, Bình Dương đề nghị các tỉnh khu vực miền Tây sớm giải quyết các thủ tục cấp phép khai thác cát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
TPO - Đề cập tới nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho hay: “Lâu nay họp lên họp xuống, nhưng công trình vẫn chờ cát. Sau lần họp lần này cần lên được kế hoạch cụ thể, vật liệu không chỉ đáp ứng các công trình quốc gia, còn những công trình liên vùng”.
TPO - Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản TPHCM, hiện nay Campuchia có thiện chí xuất khẩu cát sang Việt Nam với trữ lượng khoảng 100 triệu m3, thời gian khai thác trong 1 năm. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo kết quả nghiên cứu đàm phán nhập khẩu cát xây dựng và cát đắp nền từ nước bạn để xem xét, quyết định.
TPO - Tới hết năm 2025 đoạn Cần Thơ – Cà Mau phải cơ bản hoàn thành, nhưng tới nay vẫn thiếu 3 triệu m3 cát chưa xác định được nguồn khai thác. Điều này đòi hỏi sự chung tay, nỗ lực của cả chủ đầu tư, nhà thầu và địa phương, nếu không tuyến cao tốc này sẽ không đạt mục tiêu đề ra.
TPO - Ngày 29/1, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long về đảm bảo nguồn vật liệu cát cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Nếu không có ngay cát cho dự án này, đoạn cuối cùng của cao tốc Bắc - Nam sẽ khó có thể hoàn thành vào cuối năm 2025, khi thực tế tới nay dự án đang chậm tiến độ 6 tháng.