TPO - PGS.TS Lê Hữu Lập (HV Bưu chính Viễn thông) cho rằng, nếu tăng lên mức 7 điểm mới đạt yêu cầu thì cũng chẳng giải quyết được việc “sinh viên lười học” hoặc “khuyến khích sinh viên học tốt hơn” trước đề nghị Bộ GD&ĐT sửa lại quy định bài thi thành 7 điểm, nếu không sinh viên sẽ lười học của GS. Trần Phương.
TP - Bên cạnh những điểm yếu cố hữu đào tạo theo chương trình tiên tiến, GS Nguyễn Quý Thanh còn đề nghị Chương trình phải phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, tránh tình trạng coi nó như bước đệm đi học nước ngoài.
TPO - Việc chọn lựa ngành học, môn học không rõ ràng thiếu định hướng phân luồng cụ thể; học kiểu amateur; dạy thiên về lý thuyết cao siêu hàn lâm... là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng cử nhân ra trường thất nghiệp tăng chóng mặt.
TPO - Trước ý kiến đề xuất cần giảm chỉ tiêu trường công để tạo cơ hội cho các trường ĐH ngoài công lập có thêm cơ hội tuyển sinh, Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT về vấn đề này.
TP - Theo cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo nghề, quy chế tuyển sinh năm 2017 của Bộ GD&ĐT quy định việc bỏ điểm sàn, cho thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng đồng thời kéo dài thời gian đăng ký là mở rộng cánh cửa cho thí sinh vào ĐH cũng đồng thời gây khó khăn cho công tác tuyển sinh của các trường nghề. Thậm chí, nhiều trường nghề lâu nay khó tuyển sinh sẽ phải đóng cửa.
TP - Không tích hợp kiến thức liên môn nhưng quy chế thi THPT quốc gia năm nay yêu cầu, thí sinh phải thi 3 môn liên tiếp với thời gian 150 phút trong tổ hợp KHTN (Vật lý, Sinh học, Hóa học) và KHXH (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trên thực tế, nhiều giáo viên, học sinh kêu trời với cách thi như vậy, học sinh căng thẳng, thầy trò không kịp trở tay.
Vì được coi là những môn phụ nên nội dung môn học, cách bố trí giáo viên đứng lớp và cả cách phân bố thời khóa biểu của một số môn học còn nhiều hạn chế. Học nhiều, nhưng chẳng khác gì thầy bói xem voi.
TPO - Sáng nay, 27/12, tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã có báo cáo về một số vấn đề liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia 2017 mà dư luận quan tâm.
GS.Nguyễn Minh Thuyết đã nêu ý kiến trước dự kiến bỏ điểm sàn đại học của Bộ Giáo dục và đào tạo. Theo giáo sư, nếu các trường đại học của Việt Nam thực sự cải thiện điều kiện đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường tính sàng lọc trong đào tạo thì việc bỏ điểm sàn tuyển sinh không đáng ngại. Còn kiểu đào tạo ào ào, dạy để bán bằng thì trường sẽ sớm đóng cửa.
TPO - Chủ trương bỏ điểm sàn đại học từ năm 2017 được lãnh đạo một số trường cho là cần thiết, song cũng có người lo ngại việc tuyển sinh sẽ diễn ra tràn lan, chất lượng thấp. Trong khi nhiều học sinh thở phào nhẹ nhõm thì không ít giáo viên lại băn khoăn.