Tách hành vi phạm tội của Bầu Kiên trong vụ lừa đảo gần 4000 tỷ đồng

Tách hành vi phạm tội của Bầu Kiên trong vụ lừa đảo gần 4000 tỷ đồng
TP - Cơ quan CSĐT, Bộ Công an vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao truy tố 17 bị can trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cho vay lãi nặng; vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

> Vì sao ông Trần Xuân Giá bị khởi tố?
> ORS lên tiếng về vụ lừa đảo chứng khoán 'khủng'
> Một phụ nữ lừa đảo trên 2.000 tỉ đồng

Theo kết luận điều tra, từ đầu năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như đã vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản.

Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, để có tiền trả nợ, Như lợi dụng danh nghĩa là Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, chi nhánh TPHCM - Vietinbank để thực hiện hành vi phạm tội.

Cụ thể, từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM, làm giả 8 con dấu của Vietinbank và con dấu của nhiều Cty, cá nhân để lập nhiều hợp đồng giả, chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng của 9 Cty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân.

Trong đó, Cty Phúc Vinh, Hải Dương bị lừa hơn 1.000 tỷ đồng; Cty Thịnh Phát gần 950 tỷ đồng; Cty Hưng Yên 537 tỷ đồng; Ngân hàng ACB hơn 701 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Nam Việt 200 tỷ đồng; Ngân hàng VIB, chi nhánh TPHCM 180 tỷ đồng...

Số tiền chiếm đoạt được, Như đem 1.262 tỷ đồng trả lãi suất cao cho 14 người; trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng cho 9 cá nhân hơn 42 tỷ đồng; trả nợ gốc, lãi trong hợp đồng cho 4 Cty bị thiệt hại (Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, Saigonbank-Berjaya) hơn 925 tỷ đồng… Do đó, số tiền thực tế Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt là hơn 3.986 tỷ đồng.

Quá trình điều tra mở rộng vụ án, CQĐT đã khởi tố 6 bị can gồm Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập (tức Bầu Kiên); Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch; Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ tháng 5-2010 đến tháng 11-2011, Bầu Kiên đã chỉ đạo Thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định; ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỷ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM với lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm vi phạm quy định của Nhà nước, tạo cơ hội để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt số tiền này...

Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra xác định hành vi của Bầu Kiên và nhóm cựu lãnh đạo ACB liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Cty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Cty TNHH đầu tư tài chính Á Châu, Cty cổ phần đầu tư thương mại B&B và Ngân hàng ACB nên đã tách ra để điều tra, xử lý sau.

CQĐT cũng xác định trong vụ án còn có lãnh đạo một số ngân hàng, một số đối tượng cho vay lãi nặng liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như cần phải tiếp tục điều tra xử lý.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.