Ấn Độ:

Tá hỏa phi công Air India không đủ trình độ điều hành chuyến bay

TPO - Tổng cục hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã áp dụng mức phạt 99 lakh Rupee (khoảng 2,7 tỷ đồng) đối với Hãng hàng không Air India và hai quan chức cấp cao của hãng vì để một phi công không đủ trình độ điều hành chuyến bay.

Theo tuyên bố của DGCA, trong khi Air India bị phạt 90 lakh Rupee (khoảng 2,3 tỷ đồng), Giám đốc điều hành Pankul Mathur và Giám đốc đào tạo Manish Vasavada của hãng hàng không này lần lượt bị phạt 600.000 Rupee (165 triệu đồng) và 300.000 Rupee (82 triệu đồng).

Phi công liên quan được cảnh báo phải thận trọng để tránh những sự việc tương tự xảy ra trong tương lai.

Hành động của cơ quan quản lý diễn ra khi Air India lên lịch cho một cơ trưởng không phải là chỉ huy ghép đôi với một cơ phó không phải là phi công điều hành một chuyến bay của hãng.

Tá hỏa phi công Air India không đủ trình độ điều hành chuyến bay ảnh 1
Một máy bay của hãng hàng không Air India. Ảnh: Zee Business.

Tuyên bố cho biết "cơ quan quản lý coi đây là một sự cố xếp lịch nghiêm trọng có hậu quả đáng kể về an toàn".

Vào ngày 10/7, Air India đã tự nguyện báo cáo sự việc với DGCA, sau đó một cuộc điều tra đã được tiến hành.

"Nhận thức được sự cố này, cơ quan quản lý đã tiến hành điều tra toàn diện hoạt động của Air India bao gồm kiểm tra tài liệu và kiểm tra tại cơ sở lập lịch trình của Air India", tuyên bố cho biết.

Dựa trên cuộc điều tra, DGCA phát hiện có "nhiều thiếu sót và vi phạm" các quy định quản lý của một số người giữ chức vụ và nhân viên, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến an toàn.

"Cơ trưởng liên quan của chuyến bay và những người giữ chức vụ của Air India đã được DGCA trao cơ hội giải thích quan điểm vào ngày 22/7. Tuy nhiên lời giải thích không được thỏa đáng, vì thế hình phạt đã được đưa ra", thông báo cho biết.

Theo Deccanherald
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.