Syria giáng, châu Á thăng

Syria giáng, châu Á thăng
TP - Tình hình Syria đang lắng xuống có nghĩa là Mỹ sẽ không dính dáng vào việc tấn công Syria và những hậu quả gây mất ổn định của một cuộc tấn công như vậy.

> Xử lý khủng hoảng Syria: Ông Putin 'trên cơ' ông Obama
> Quân đội Nga sẽ có 80% vũ khí mới

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ sẽ sao lãng việc tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dương. Chính sách tái cân bằng của Mỹ đã đạt được đà chạy của mình. Các thành viên nội các của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được chỉ đạo có kế hoạch đi thăm châu Á mỗi năm ít nhất một lần, bắt đầu từ năm nay.

Về mặt quốc phòng, Mỹ đang tiến hành tập trận với các nước trong khu vực nhiều hơn bao giờ hết. Một số cuộc diễn tập đa phương, như Hổ mang vàng (Cobra Gold) ở Thái Lan, có quy mô lớn hơn bao giờ hết. Đang có nhiều nước trong khu vực hợp tác trong khuôn khổ cuộc tập trận Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng ứng phó trên biển (CARAT). Mỹ đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung với hai đồng minh là Thái Lan và Philippines.

Sự hiện hiện quân sự của Mỹ ở châu Á có thể giải thích qua các yếu tố lịch sử. Mỹ và Nhật Bản có hiệp ước an ninh tương hỗ mà ban đầu được thiết kế để bảo vệ Nhật Bản khỏi Liên Xô và sau đó là CHDCND Triều Tiên. Sự hiện diện của Mỹ đã ngăn Nhật Bản trở thành một siêu cường quân sự và phát triển vũ khí hạt nhân. Sự hiện diện của Mỹ ở Hàn Quốc là để ngăn chặn một cuộc tấn công của Triều Tiên nhằm vào Hàn Quốc. Sự hiện diện của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc là liên quan với nhau. Sự hăm dọa và động thái mạnh của Trung Quốc gần đây nhằm vào Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã dẫn tới sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Nhật Bản.

Trong khi đó, không có nước nào trong số bốn nước Đông Nam Á mà Tổng thống Obama dự định thăm đầu tháng 10 nhưng vừa tuyên bố hủy kế hoạch có thể được coi là gọng kìm chiến lược để kiềm chế Trung Quốc. Indonesia, Brunei, Malaysia, Philippines, không nước nào mạnh về quân sự. Trừ Philippines, ba nước còn lại không phải là đồng minh hiệp ước của Mỹ. Brunei, Indonesia và Malaysia đều hợp tác với Mỹ trong các vấn đề quốc phòng và an ninh. Ít có khả năng Indonesia, Brunei và Malaysia cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ. Chỉ có Philippines đã cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở quân sự của mình theo cách luân chuyển tạm thời. Ở đây, nhân tố Trung Quốc là then chốt. Nếu Trung Quốc không chiếm bãi cạn Scarborough và gây áp lực với Philippines, liên minh Mỹ-Philippines sẽ không mạnh như bây giờ.

 GS Carlyle Thayer
Học viện Quốc phòng Úc (viết riêng cho Tiền Phong)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.