Sụt lún đe dọa dân Trại Cau

Những vết nứt ngày càng nghiêm trọng ở gia đình cụ Hoàng Văn Kim và các con ở tổ 2, thị trấn Trại Cau Ảnh: T.V
Những vết nứt ngày càng nghiêm trọng ở gia đình cụ Hoàng Văn Kim và các con ở tổ 2, thị trấn Trại Cau Ảnh: T.V
TP - Hiện tượng sụt lún, nứt nhà đang là nỗi lo của hàng trăm hộ dân ở thị trấn Trại Cau, xã Cây Thị, xã Nam Hòa (huyện Đồng Hỷ) và xã Ký Phú (huyện Đại Từ - Thái Nguyên). Nhiều người thấp thỏm từng đêm, bởi trần nhà đã nứt toác...

> Vết nứt lạ đe dọa 16 căn nhà ở Lâm Đồng

Những vết nứt ngày càng nghiêm trọng ở gia đình cụ Hoàng Văn Kim và các con ở tổ 2, thị trấn Trại Cau Ảnh: T.V
Những vết nứt ngày càng nghiêm trọng ở gia đình cụ Hoàng Văn Kim và các con ở tổ 2, thị trấn Trại Cau. Ảnh: T.V.
 

Do khai thác mỏ, kastơ ngầm

Nhiều năm nay, người dân ở thị trấn Trại Cau, xã Cây Thị, xã Nam Hòa (huyện Đồng Hỷ) luôn bị ám ảnh bởi hiện tượng sụt lún, nứt nhà, nứt đất, mất nước. Theo ông Đặng Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau, trên địa bàn thị trấn hiện có 120 hộ dân chịu ảnh hưởng của hiện tượng trên, trong đó có 40 hộ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

Các hộ này sống cách mỏ Thác Lạc III (mỏ khai thác quặng thuộc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) chỉ hơn 200m. Hơn 10 hộ dân ở đây đã phải di dời đến ở nhờ nhà anh em, họ hàng, một số hộ chuyển xuống bếp hoặc nhà ngang để lánh nạn.

Ngôi nhà hai tầng của anh Phúc (ở tổ 2) hiện đã đóng cửa, gia đình anh ra thành phố Thái Nguyên tá túc, vì nhà nghiêng, nứt toác nhiều chỗ. Cạnh đó, có 4 hộ cũng chuẩn bị di dời, bởi những vết nứt, lún đe dọa hằng ngày. Nhà anh Hà Học Quý có những vết nứt rộng khoảng 20cm, dài 3-4m, chân tường đã nghiêng, lệch. Sân, nền nhà của cụ Hoàng Văn Kim bị lún sâu. Năm 2009, những người dân ở đây từng hoảng loạn vì bất ngờ thấy đất, tường nứt nẻ mà không biết nguyên nhân.

Lãnh đạo thị trấn Trại Cau cho biết, hiện có khoảng 2 ha đất ruộng ở đây không cấy được lúa do mất nước. Có những chỗ vệt nứt, lún trải dài hàng trăm mét, có những chỗ lún sâu thành hố, có một hố sụt đường kính tới 50m. Ở khu vực gần thị trấn Trại Cau còn có xã Cây Thị, xã Nam Hòa cũng xảy ra hiện tượng trên.

Đầu năm 2010, tại xã Ký Phú (huyện Đại Từ) cũng có hiện tượng sụt lún, nứt nhà, hiện có 3 hộ bị ảnh hưởng nặng đã được di dời khỏi nơi nguy hiểm đến ở nhà văn hóa xã.

Ông Dương Văn Khanh – Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Thái Nguyên cho biết: “Sở TNMT Thái Nguyên đã phối hợp với Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc (Bộ TN&MT) tiến hành khảo sát, xác định hiện tượng sụt lún, nứt nhà ở thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ) là do hoạt động bơm tháo khô mỏ Thác Lạc III thuộc mỏ sắt Trại Cau (Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) làm hạ thấp mực nước ngầm dẫn tới sụt lún, nứt nhà, mất nước…

Sau khi có kết luận chính thức, Công ty Gang thép đã nhận trách nhiệm và thống nhất bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Còn ở xã Ký Phú (huyện Đại Từ) cơ bản sụt lún là do hiện tượng kastơ ngầm rửa trôi, tạo ra các hang động.

Khu tái định cư – chờ đến bao giờ?

UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao UBND huyện Đồng Hỷ phối hợp với các ngành liên quan lập quy hoạch khu tái định cư nằm ngoài khu vực bị ảnh hưởng bởi kastơ ngầm. Tuy nhiên, đến nay, các đơn vị liên quan của huyện Đồng Hỷ mới đang tiến hành đo đạc, kiểm đếm mức độ thiệt hại của các hộ dân, làm cơ sở để Công ty CP Gang thép bồi thường. Các hộ dân bị ảnh hưởng vẫn tiếp tục phải chờ đợi, trong khi đó mùa mưa bão đã cận kề mà khu tái định cư vẫn chưa được xây dựng.

Ông Đặng Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau cho biết, các cơ quan chức năng đã khảo sát và quy hoạch khu tái định cư rộng khoảng gần 2ha, hiện mới trong giai đoạn tư vấn, thiết kế. Như vậy, trong mùa mưa này, 40 hộ dân thuộc diện nguy hiểm cần di dời vẫn phải chủ động tự cứu mình, bằng việc đi ở nhờ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương.