Theo Bs. Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, ở khoa A9 việc tiếp nhận bệnh nhân say rượu, uống rượu hôn mê cấp cứu như “cơm bữa”. Mỗi ngày có vài ca mà hầu hết là ca nặng. Cùng theo Bs. Hùng trong câu chuyện điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu mấu chốt là lọc máu, không phải uống bia (chính xác hơn là bơm qua sonde dạ dày)
Để hiểu rõ về các loại rượu, theo Bs. Hùng chất cồn có 2 loại, cồn công nghiệp và cồn thực phẩm:
Cồn công nghiệp có thành phần là Methanol (CH3OH), ethanol và 1 vài loại khác. Chất này vốn không được uống, vì nó gây độc lên hệ thần kinh rất kinh khủng có thể gây mờ mắt, tổn thương dẫn truyền thần kinh, tổn thương vỏ não. Cuối cùng là suy đa phủ tạng và chết. Trước đó, báo chí có thông tin có vụ ngộ độc rượu Vodka rởm làm 6 người chết ấy và thủ phạm chính là Methanol.
Còn cồn thực phẩm, là Ethanol (C2H5OH). Là các loại rượu trên thị trường. Rượu mới nấu hay rượu ủ bằng những thứ không đảm bảo, thường có lẫn rất ít methanol, nhưng không đáng kể. Hoặc bọn gian thương đem cồn công nghiệp pha nước sản xuất rượu rởm thì đương nhiên trong rượu ấy có đầy methanol.
Thế nên có ngộ độc, người ta lựa chọn ngộ độc ethanol dễ chữa hơn và tiên lượng tốt hơn là Methanol.
Về bản chất hóa học, cả Methanol và Ethanol đều gây ngộ độc giống nhau. Nhưng Methanol nặng nề hơn nhiều và dễ tử vong hơn . Khi vào máu, chúng sẽ cùng tấn công lên tế bào não gây hưng phấn, cười nói huyên thuyên, sau đó ức chế gà gật rồi hôn mê. Ethanol lành tính hơn Methanol.
Uống nhiều nước lọc: Khi bị say rượu cơ thể chúng ta rất háo nước. Chính vì vậy nước lọc (nước lạnh càng tốt) là giải pháp tốt giúp bạn pha loãng rượu trong cơ thể, làm giảm nồng độ cồn trong người, giúp bạn tỉnh táo hơn. Ảnh minh hoạ: Internet
Mẹo giúp bạn tránh bị say khi sử dụng rượu bia:
Trước khi uống bia rượu nên ăn 1 chút thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ: vì khi ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ thì chúng sẽ bám lại vào thành ruột giống như một chiếc áo chống thấm, khi bạn uống rượu bia nhiều sẽ giúp làm giảm thời gian ngấm bia rượu vào cơ thể sẽ lâu hơn.
Không nên uống bia rượu khi đói: Khi đói cơ thể ta đang bị thiếu dinh dưỡng và rất háo nước. Chính vì vậy nếu uống rượu bia vào thời gian này thì sẽ giúp rượu có khả năng ngấm vào cơ thể một cách nhanh hơn, làm bạn có thể say nhanh hơn bình thường.
Uống nhiều nước lọc: Khi bị say rượu cơ thể chúng ta rất háo nước. Chính vì vậy nước lọc (nước lạnh càng tốt) là giải pháp tốt giúp bạn pha loãng rượu trong cơ thể, làm giảm nồng độ cồn trong người, giúp bạn tỉnh táo hơn. Nhưng tránh uống các loại nước có gas vì khi đó nó sẽ thải ra lượng khí cacbon dioxide trong dạ dày, giúp cho rượu đẩy nhanh tốc độ hấp thụ vào người.