Sữa tắm: Sạch mà không sạch

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chúng có thể giúp bạn thấy thoải mái, tẩy rửa vi khuẩn nhưng lại “gửi” vào cơ thể bạn rất nhiều hóa chất khác.

Làm đục thủy tinh thể, lão hóa sớm

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát độc chất Hoa Kỳ, có 6.175 ca ngộ độc liên quan tới hóa mỹ phẩm như dầu gội đầu, dầu xả, xà phòng và sữa tắm; Trong đó chiếm 4.827 trường hợp xảy ra ở trẻ em.

Cùng với đó, một số tổ chức lớn trên thế giới như FDA (Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ), David Suzuki Foundation, Green Organic World cũng đã công bố nghiên cứu về sự nguy hại của 12 loại hoá chất có chứa trong sản phẩm xà bông, sữa tắm bao gồm: Parabens/ Paraben; Mineral oil; Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol/ Ethylene Glycol; Sodium Laurel Sulfate (SLS); Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol; . DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine)/ TEA (Triethanolamine)…

Một nghiên cứu của Đại học Dược Georgia, Mỹ cũng cho thấy: Khi trẻ nhỏ bị Sodium lauryl sulfate (SLS) ngấm vào mắt, nó sẽ phát triển trong các mô và chính là tác nhân gây ra bệnh đục thuỷ tinh thể khi đứa trẻ thành người lớn. SLS cũng nằm trong diện nghi vấn gây rụng tóc khi chất này tấn công vào các nang tóc. Đặc biêt, hóa chất này có thể gây lão hóa sớm và góp phần làm tăng bệnh ung thư nếu lạm dụng.

Sữa tắm: Sạch mà không sạch ảnh 1

Chất thơm trong sữa tắm  gây rối loạn nội tiết

Bên cạnh đó, các loại muối trong dầu tắm, gội là muối vô cơ như natri clorua, nếu nuốt vào cơ thể một lượng vừa phải các sản phẩm này có thể gây ngộ độc nhẹ hoặc rối loạn tiêu hóa. Nuốt lượng nhiều hơn có thể gây rối loạn các chất điện giải, hoặc hít vào phổi có thể gây viêm phổi hóa học.

Việc tắm rửa quá thường xuyên cũng có hại cho sức khỏe, cụ thể là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và rối loạn nội tiết. Đa số các chất tạo hương thơm hiện nay đều có nguồn gốc từ dầu mỏ chứ không phải là hương liệu thiên nhiên như trước kia.

Về nguyên lý hóa học, những mùi thơm trên được tạo thành bởi những vòng benzen. Những vòng thơm này khi phát tán có thể theo đường hô hấp vào cơ thể gây khó thở, viêm đường hô hấp, kích thích cơn hen, đồng thời có khả năng bẻ gãy cấu trúc tế bào cơ thể gây rối loạn nội tiết.

Còn các chất tạo bọt Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Laureth Sulfate… có hoạt tính như những chất tẩy rửa, gây khô da và có thể hình thành các hợp chất gây ung thư khi kết hợp với một hóa chất nào đó khác.

Thay thói quen tắm bảo vệ sức khỏe

- Thỉnh thoảng, bạn nên tắm chay (tắm với nước sạch mà không dùng sữa tắm). Tất nhiên, bạn không nên tuyệt giao hoàn toàn với các sản phẩm tắm gội.

- Ưu tiên các sản phẩm sữa tắm có nguồn gốc tự nhiên.

- Nên cho trẻ dùng sản phẩm riêng, không dùng chung với sản phẩm người lớn.

- Không nên dùng thường xuyên loại sữa tắm có hạt massage tẩy tế bào chết.

- Khi da có vấn đề như lở loét thì nên tránh dùng sữa, xà bông tắm.

- Khi tắm cần tránh để bọt tắm rơi vào miệng, mắt.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.