Trong nhiều năm qua, người dân Trung Quốc bức xúc với hàng loạt vụ bê bối về dược phẩm rởm và thực phẩm bẩn, đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Ngành dược Trung Quốc đang hứng chịu khủng hoảng từ vụ bê bối vaccine kém chất lượng của Công ty Khoa học Kỹ thuật Trường Sinh Trường Xuân. Đây không phải lần đầu tiên người dân nước này bất bình với một vụ bê bối liên quan đến sức khỏe cộng đồng.
Sữa bột nhiễm melamine
Năm 2008, gần 300.000 trẻ ngã bệnh, ít nhất 6 em tử vong sau khi uống sữa công thức có chứa melamine. Đây là chất phụ gia hóa học được sử dụng trong quá trình sản xuất nhựa, có thể gây suy thận, sỏi thận.
Melamine được tìm thấy trong sản phẩm của 22 công ty, tức 1/5 nguồn cung cấp sữa tại nước này. Các nhà máy mua sữa từ nông dân, pha loãng và hòa thêm melamine để tăng hàm lượng đạm, qua mặt các thiết bị kiểm tra. Sau đó, hỗn hợp này được bán ra thị trường.
Sau khi vụ việc vỡ lở, hơn 20 người bị khởi tố. Hai người đã bị tử hình, ít nhất một đồng phạm khác bị tuyên án tù chung thân.
Tuy nhiên, vụ bê bối không dừng lại. Dù đáng lẽ đã phải được tiêu hủy, một số sản phẩm sữa gây hại vẫn xuất hiện trên thị trường những năm sau đó. Nhiều người cho rằng ban đầu quan chức đã cố ý bao che vụ việc.
Hết sữa bẩn, đến sữa rởm
Niềm tin của người dân vào sữa công thức bột trong nước vốn đã lung lay từ vụ bê bối melamine năm 2008. Nhiều người hoàn toàn quay lưng với sản phẩm nội và chuyển sang các hãng sữa nước ngoài. Thị trường sữa Hong Kong, Australia và New Zealand nhanh chóng khan hiếm.
Đến năm 2016, nhiều người chuộng sữa ngoại bàng hoàng khi giới chức phát hiện một số nhà sản xuất Trung Quốc làm giả sữa bột của các hãng nổi tiếng.
Nhiều nhà máy trộn bột sữa rẻ tiền với bột sữa nước ngoài, hoặc chỉ đơn giản là đóng gói sữa bột bình thường với nhãn hiệu giả. Thậm chí, một số còn sửa bao bì để bán sữa bột hết hạn. Một trong những nhãn hiệu bị làm giả là sản phẩm sữa Similac của Viện nghiên cứu Abbott (Mỹ).
Vụ việc đã khiến ít nhất 9 người bị bắt giữ và khoảng 1.400 sản phẩm sữa bột bị thu hồi.
Thuốc chống đông máu heparin
Năm 2008, vụ việc liên quan đến heparin khiến gần 81 người chết tại Mỹ. Heparin được truyền vào tĩnh mạch để điều trị và ngăn ngừa máu đông. Nó cũng được sử dụng trong phẫu thuật. Cảnh sát Mỹ điều tra và phát hiện lô thuốc nhiễm bẩn được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nước này xuất khẩu heparin tới ít nhất 10 quốc gia, nhưng dược phẩm lại được sản xuất ở một nhà máy nhỏ ở Thường Châu, thiếu sự giám sát của chính quyền. Số thuốc bị phát hiện có chứa chất ô nhiễm chondroitin sulfate hóa cao. Chỉ nửa tiếng sau khi tiêm, các bệnh nhân đều có triệu chứng tụt huyết áp, buồn nôn và khó thở.
"Dầu cống rãnh" China Daily đưa tin vào năm 2011, một loạt cửa hàng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc buôn bán dầu ăn được sản xuất từ "dầu cống rãnh". "Dầu cống rãnh" là loại dầu được tái chế từ chất béo của thịt thối hoặc mỡ thừa của động vật. Một số loại còn được tái chế từ dầu đã qua sử dụng đóng mảng ở cống xả thải và thùng phi.
Cảnh sát phát hiện cơ sở sản xuất dầu bẩn tại Bắc Kinh năm 2011. Ảnh: AFP. Dầu cống rãnh được bán cho các nhà hàng, hàng rong và được sử dụng nhiều lần để chiên rán. Nhiều người cho rằng chúng thậm chí còn được dùng trong nhà máy sản xuất thực phẩm và kháng sinh. Dù chính quyền Trung Quốc đã ngay lập tức có biện pháp xử lý tình trạng này, họ cũng thừa nhận rằng không có một phương pháp chắc chắn nào để có thể phát hiện dầu bẩn. Tới gần đây, tháng 4/2017, nhiều chủ nhà hàng và nhân viên vẫn bị bắt vì sử dụng dầu cống rãnh trong quá trình chế biến thức ăn. Quảng cáo chữa ung thư trên Baidu Công cụ tìm kiếm nổi tiếng tại Trung Quốc Baidu là trung tâm bê bối trong cuộc điều tra về cái chết của một sinh viên 21 tuổi cách đây 2 năm. Wei Zexi, mắc thể ung thư bao hoạt dịch hiếm, đã viết một bài blog về quá trình điều trị của mình.
Bố mẹ của Wei Zexi ôm di ảnh con ở nhà tang lễ tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ảnh: China Daily. Một kết quả tìm kiếm được quảng cáo trên Baidu đã đưa Wei tới Bệnh viện II Quân đoàn Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh. Bệnh viện này quảng cáo là có thể chữa bệnh cho anh nên gia đình đã cố kiếm đủ 30.000 USD để chi trả cho liệu pháp miễn dịch. Tuy nhiên, việc điều trị không đạt hiệu quả. Trước khi mất, Wei cáo buộc trang tìm kiếm Baidu quảng cáo thông tin y học sai sự thật. Bệnh nhân mắc ung thư bao hoạt dịch vốn phải được hóa trị hoặc phẫu thuật. Cảnh sát điều tra sau đó đã bắt giữ hai đối tượng với tội hình sự. Lãnh đạo bệnh viện bị đình chỉ, 6 người khác bị khiển trách và 2 quan chức phụ trách giám sát bệnh viện bị cảnh cáo. Trước việc người dân bức xúc, lên tiếng chỉ trích Baidu, giới chức Trung Quốc đã yêu cầu công ty này giới hạn số lượng quảng cáo y khoa. Robin Li, CEO của Baidu, cũng kêu gọi nhân viên của mình đặt giá trị đạo đức lên trước lợi nhuận. Trung Quốc bắt 15 người trong vụ bê bối vaccine chấn động đất nước 15 người liên quan đến vụ vaccine kém chất lượng đã bị bắt giữ. Sau vụ bê bối vỡ lở, cha mẹ tại đại lục chuyển hướng sang Hong Kong để cho con tiêm phòng.
Những nghi vấn trong vụ bê bối vaccine rúng động Trung Quốc Nhiều nghi vấn được đặt ra xung quanh bê bối vaccine lớn nhất TQ trong nhiều năm trở lại đây, như vì sao 9 tháng mới công bố quyết định xử phạt, gây nghi ngờ có sự cố tình che đậy.
Theo Theo Zing