Chân gà ngâm giấm, quất là một trong những món ăn hấp dẫn được rất nhiều người ưa thích và coi như một món ăn khoái khẩu. Tuy nhiên, món ăn này được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn nhiều.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Nguyên trưởng khoa Vi chất, Viện dinh dưỡng Quốc gia khẳng định chân gà ngâm giấm hay quất rất kém dinh dưỡng chỉ có da và xương.
Việc ăn chân gà ngâm chỉ giải quyết được vấn đề về khẩu vị, chứ không có giá trị dinh dưỡng nhiều. Vì các chất có trong chân gà đều rất khó hấp thu và sử dụng trong cơ thể.
Tại nước ngoài chân gà thường là thứ bỏ đi, dùng làm thức ăn cho gia súc. Ở Việt Nam thì chân gà lại là món ăn khoái khẩu rất nhiều người yêu thích.
Ngoài dinh dưỡng kém, theo khuyến cáo của PGS.TS Ninh khi dùng chân gà để chế biến món ăn ngâm giấm, quất, nướng… cần mua ở nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh mua các loài chân gà không rõ nguồn gốc có thể đã để lâu, chứa chất độc hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, tại một số quán ăn dùng các loại chân gà bảo quản cả năm sau đó về rửa , ngâm axit, tẩm thêm mùi vị ngọt, chua… khi ăn về mặt dinh dưỡng không còn mà chủ yếu là chất độc.
Theo những chuyên gia sức khỏe, chân gà là bộ phận tiếp xúc nhiều với môi trường bẩn, có khả năng nhiễm bệnh cao, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Trường hợp chân gà không được bảo quản tốt sẽ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chân gà nướng được nướng trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ nhỏ xuống than hồng bốc cháy sẽ tạo ra các phân tử hydrocarrbure thơm đa vòng, có thể gây ung thư. Khi hợp chất này biến thành chất độc sẽ dẫn đến tình trạng ung thư thực tràng. Ảnh minh hoạ: Internet
Bên cạnh đó, việc sử dụng chân gà nướng có nguy cơ tiềm ẩn cao các hóa chất độc hại, nhấ là những món chân gà được bày bán tại vỉa hè. Ngoài ra, chân gà nướng được nướng trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ nhỏ xuống than hồng bốc cháy sẽ tạo ra các phân tử hydrocarrbure thơm đa vòng, có thể gây ung thư. Khi hợp chất này biến thành chất độc sẽ dẫn đến tình trạng ung thư thực tràng.
Đặc biệt, việc sử dụng chân gà bị nhiễm hóa chất có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính. Ngộ độc cấp tính thường thấy là viêm đường tiêu hóa, ruột, dạ dày.. Ngộ độc mãn tính có tể gây biến đổi tế bào ung thư, suy thận, suy gan..
Chính vì thế, cần đặc biệt lưu ý khi ăn những món ăn từ chân gà. Nên mua và sử dụng chân gà tại những cửa hàng có uy tín, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng hay mua tại các siêu thị lớn.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) chân gà ăn có cảm giác dai, ngon, sần sật là một trong món khoái khẩu với dân nhậu. Không nên lựa chọn chân gà là thực phẩm ăn thường xuyên vì giá trị dinh dưỡng thấp.
Xét về mặt dinh dưỡng, chân gà là thực phẩm có chứa nhiều chất béo vì vậy không nên ăn nhiều. Do chân gà có chứa nhiều chất béo nên những người bị rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, cao huyết áp nên hạn chế ăn món ăn này.
Hiện nay, quy trình giết mổ ở Việt Nam hoạt động theo quy mô nhỏ lẻ để có số lượng lớn chân gà, thì người bán thường phải gom hàng. Quá trình thu gom nếu không bảo quản tốt làm cho chân gà có thể bị hư hỏng.
Vì thế, vì lợi nhuận để bảo quản chân gà không ít người bán đã tẩm ướp chân gà bằng những hóa chất độc hại.