Sự thật về việc ra đời hàng loạt tiêm kích F-22, F-35

Ảnh: TopWar
Ảnh: TopWar
TPO - Việc Mỹ liên tục chế tạo tiêm kích F-22 và F-35 xuất phát từ những khiếm khuyết nghiêm trọng của máy bay tiền nhiệm F-117.

Máy bay tàng hình F-117 với tên gọi Nighthawk của Mỹ đã trở thành một đột phá thực sự trong lĩnh vực hàng không quân sự của thế giới. Việc bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay cường kích ném bom này cho thấy sự thống trị không gian của Mỹ.

Tuy nhiên, tờ National Interest của Mỹ mới đây đã công bố tài liệu cho thấy những khiếm khuyết của F-117 và giải thích rằng, tại sao Nga hoặc Trung Quốc có thể dễ dàng đối phó với máy bay tàng hình mới nhất này của Mỹ.

Ngoài ra, National Interest cũng chỉ ra rằng, việc chế tạo F-22 và F-35 là xuất phát từ những khiếm khuyết nghiêm trọng của máy bay tiền nhiệm.

Các nhà phân tích của National Interest giải thích, việc chế tạo F-117 bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước. Cơ sở để chế tạo ra máy bay ném bom tàng hình này là các tính toán toán học và lý thuyết của một nhà khoa học người Nga ít nổi tiếng Petra Yakovlevich Ufimtsev, người đã trình bày ý tưởng của mình về “Phương pháp sóng cạnh trong lý thuyết vật lý về nhiễu xạ” (tạm dịch).

Thời Liên Xô, lý thuyết này được cho là không hiệu quả, nhưng một kỹ sư thuộc công ty Lockheed Martin của Mỹ tên Dennis Overholzer đã nhìn thấy được tiềm năng trong các lý thuyết của nhà vật lý người Nga này.

Công việc tiếp theo của kỹ sư này dẫn tới mức, Mỹ đã vạch kế hoạch cho dự án máy bay có “hình dáng kim cương”.

Ban đầu, nhà khoa học này đã bị chế giễu, nhưng các thử nghiệm đã cho thấy rằng, cấu trúc bất bình thường này của máy bay cho phép nó có được những đặc tính khác biệt về các chỉ số diện tích khuếch tán hiệu quả.

Liên quan tới vấn đề này, Lầu Năm Góc đã đặt hàng Công ty Lockheed Martin một hợp đồng chế tạo một mẫu thử nghiệm máy bay này nằm trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu thử nghiệm Survivale Testbed (XST).

Kết quả là F-117 đã trải qua những cuộc thử nghiệm và được thừa nhận có hiệu quả chiến đấu cao, và tới năm 1983 thì nó đã được trang bị cho Không quân Mỹ. F-117 được sử dụng trong thời gian ngắn và thay vào đó là các thế hệ F-16 và các máy bay khác.

F-117 đã được sử dụng tại các cuộc xung đột điểm nóng, trong đó có Panama, Iraq (năm 1991) và trong chiến dịch “Tự do cho người Iraq” vào năm 2003.

F-117 bị loại, F-22, F-35 ra đời

F-117 bị loại biên vào năm 2008. Giới lãnh đạo Không quân Mỹ giải thích rằng, Lầu Năm Góc quan tâm tới tính tiết kiệm khi chế tạo ra F-22 và sau đó là F-35. Bộ chỉ huy Không quân Mỹ từng thông báo rằng, máy bay ném bom tàng hình không còn cần thiết cho quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, trong lịch sử có một nguyên nhân rất thú vị đối với việc F-117 bị loại biên. National Interest cho rằng, sự ảo tưởng bất khả chiến bại của F-117 đã được bộc lộ trong các sự kiện ở Cosovo, khi một chiếc Night Hawk đã bị bắn rơi bởi một hệ thống phòng không - tên lửa cũ kỹ của Liên Xô.

Sự kiện khiến các chuyên gia đi đến kết luận rằng, công nghệ tàng hình không thể đảm bảo được tàng hình mà chỉ tạo ra khả năng trì hoãn thời gian phát hiện ra các phương tiện bay và khả năng tấn công trước.

Đối với Không quân Mỹ, sự yếu kém về công nghệ tàng hình không phải là điều đáng ngạc nhiên. Các nhà quân sự biết rằng, máy bay tàng hình không phải là tàng hình hoặc bất bại.

Về vấn đề này, quân đội luôn đảm bảo yểm trợ máy bay ném bom hoặc tiêu diệt các hệ thống radar đối phương. Ví dụ, trong chiến dịch Bão táp sa mạc, Mỹ đã sử dụng các máy bay trực thăng Apache để tiêu diệt các radar cảnh báo sớm tần số thấp hoạt động ở dài tần UHF và VHF.

Nguyên nhân là do F-117 bị phát hiện hoàn toàn trong dải tần này, cũng như bằng hồng ngoại. Vấn đề của máy bay này đã được giải quyết khi người ta thiết kế dải tần hoạt động khác cho máy bay này.

Một khám phá thực sự đối với Lầu Năm Góc là việc Nga đã tạo ra các hệ thống radar có thể theo dõi cả máy bay B-2 ở dải tần thấp. Trong khi máy bay này chuyên thực hiện các nhiệm vụ theo dạng tàng hình với “băng thông rộng bao phủ toàn bộ”. Tức là máy bay này có thể chưa bị phát hiện thậm chí khi có radar dài tần thấp khi đang ẩn nấp dưới dạng tiếng ồn và sự rối loạn.

Kết quả là Nga đã buộc Mỹ phải tạo ra các máy bay với những trang bị mới cơ bản. Do đó đã xuất hiện tiêm kích thế hệ thứ 5 mang tên F-22 và F-35. Những máy bay này thực tế là di sản trực tiếp từ máy bay F-117, nhưng đã được cải biên cơ bản.

Các máy bay này được sử dụng chống lại các radar dải tần thấp và cao. Ngoài ra, chúng có thể xác định những hành trình an toàn và những mối đe dọa tiềm năng, đồng thời xử lý dữ liệu của mình trong thời gian thực.

Để kết luận, National Interest khẳng định, Mỹ sẽ không dừng lại ở đó và sẽ hoàn thiện công nghệ để không bị mất vị trí thống trị trên không.

Theo Theo Politexpert
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.