TP - Lão ngư dân Ngô Văn Chức, năm nay 82 tuổi ở huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận mang tấm hải đồ giấy tỷ lệ 1:500.000 trải ra mặt đất để kể về kỷ niệm tròn 30 năm ở Trường Sa. Trên tờ hải đồ đã ngả màu vàng, khu vực các đảo Len Đao, Gạc Ma có dấu hiệu sờn cả mặt giấy. Ông Chức giải thích về việc mòn cả giấy, vì cứ chỉ tay vô đó, kèm theo thước kẻ quá nhiều lần thì mờ mòn thôi.
TPO - Sáng 14/3, Ban liên lạc Hội cựu chiến binh Công binh Hải quân TP Đà Nẵng tổ chức lễ tưởng niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, tri ân, tưởng nhớ anh linh 64 cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở quần đảo Trường Sa khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Thắp hương cho con trai và đồng đội tại lễ tưởng niệm, ông Xuân nghẹn ngào: "35 năm con chưa về, gia đình luôn nhớ mong".
TP - Trong dòng chảy bi tráng về những người anh hùng Gạc Ma của 35 năm trước, có những câu chuyện, kỷ vật đã hóa thành bất tử. Trong đó, những lá thư viết vội của các anh vẫn còn lưu truyền hậu thế.
TP - “Hầu hết anh em cựu binh Gạc Ma quê Quảng Bình đều có xuất phát điểm rất thấp: Đa số con nông dân nghèo, tuổi xuân đã cống hiến cho Tổ quốc, học hành thì người cao nhất cũng chỉ tốt nghiệp cấp II, … Sau trận đánh bảo vệ Gạc Ma trở về đời thường anh em không bắt nhịp được với cuộc sống, nên hầu hết sống trong cảnh nghèo túng” - Hội trưởng Cựu binh Gạc Ma tại Quảng Bình, ông Nguyễn Văn Thống nói về gia cảnh đồng đội mình.
TP - Tròn 33 năm trước (ngày 14/3/1988), 64 chiến sĩ công binh hải quân của ta đã ngã xuống dưới họng súng hung tàn của Trung Quốc, vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển đảo Gạc Ma - Trường Sa. Tinh thần và sức mạnh quả cảm, của những người lính Gạc Ma-Trường Sa ngày ấy đã truyền cảm hứng, sức mạnh cho thế hệ muôn đời về giá trị, ý nghĩa 2 tiếng Tổ quốc.