Sự cố tràn dầu trên biển: Doanh nghiệp lúng túng, nhiều tỉnh kế hoạch...để tủ?

Tàu Nordana Sophie bất ngờ gặp sự cố và chìm trên biển Hà Tĩnh.
Tàu Nordana Sophie bất ngờ gặp sự cố và chìm trên biển Hà Tĩnh.
TPO - Rất nhiều doanh nghiệp nhận thức rằng sự cố tràn dầu rất ít khi xảy ra, thậm chí xác xuất sự cố gần như bằng 0, và bảo vệ môi trường chỉ thấy chi, không đem lại nguồn thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ nhận thức này, doanh nghiệp coi việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu như một thủ tục hành chính.

Có một thực tế là khi sự cố tràn dầu xảy ra trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp rất lúng túng trong ứng phó, không kiểm soát được ô nhiễm khiến dầu tràn lan loang rộng gây hậu quả nghiêm trọng.

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tràn dầu trên sông, biển như sự cố tàu hàng 8.000 tấn chìm trên sông Lòng Tàu (Cần Giờ, TPHCM) chứa 150 tấn dầu. Đơn vị ứng phó sự cố phải tiến hành bơm hút 150 tấn dầu ra khỏi tàu nhằm hạn chế sự cố tràn dầu, tuy nhiên một phần dầu loang ra sông gây ảnh hưởng môi trường khu vực.

Mới đây, tàu Nordana Sophia của Thái Lan rời cảng từ Hồng Kông đến Cảng Sơn Dương thì gặp sự cố trên biển Hà Tĩnh. Ngay đầu tháng 12, khoảng 25 tấn dầu DO trên tàu Toàn Phát 68 bị chìm tại vùng biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) có nguy cơ tràn ra biển.

Sự cố dầu tràn trên biển thường để lại hậu quả nặng nề đối với môi trường, hệ sinh thái biển và tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tác động trực tiếp đến sinh kế của người dân.

Năm 2019, có 7 vụ sự cố tràn dầu. Tiêu biểu là sự cố tràn dầu tàu Vietsun chở 150 tấn dầu Appo bị chìm tàu ngày 19/10/2019 tại khu vực sông Lòng Tàu, Cần Giờ, TP.HCM, trên tàu có khoảng 150m3 dầu FO và 20m3 dầu Do. Nếu thải lượng dầu này ra biển thì là thảm họa với môi trường và kinh tế.

Ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, nguyên nhân sâu xa là nhận thức của doanh nghiệp. Nhận thức như thế nào thì hành động sẽ như thế. Rất nhiều doanh nghiệp nhận thức rằng sự cố tràn dầu rất ít khi xảy ra, thậm chí xác xuất sự cố gần như bằng 0, và bảo vệ môi trường chỉ thấy chi, không đem lại nguồn thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Từ nhận thức này, doanh nghiệp coi việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu như một thủ tục hành chính. Đầu tư trang thiết bị không phải với tâm thế để ứng phó sự cố mà để tránh bị phạt và miễn sao càng rẻ càng tốt, kể cả trang bị đó sẽ không phù hợp cho ứng phó nếu sự cố xảy ra.

Các địa phương có gặp khó?

Ông Phạm Hữu Tình - Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ,  Hà Tĩnh là nơi thu nhỏ của các sự cố tràn dầu, rác thải dầu tràn. Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, với 4 cửa sống, 32 xã ven biển, chiều dài bờ biển rất dài so với địa phương. Sau khi có quyết định Quyết định 02/2013/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, cuối năm 2014, chúng tôi bắt tay vào xây dựng, trình Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhạy cảm đường bờ.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND, xây dựng và ban hành Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của UBND tỉnh Ban hành quy định tạm thời về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 122 cơ sở kinh doanh xăng dầu, trong đó có 4 đơn vị giáp biển ở khu vực Vũng Áng gồm Formosa, Cảng Lào-Việt, Nhiệt điện VA1 và Xăng dầu – dầu khí VA được phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Bên cạnh đó, hàng năm Sở đã phối hợp với Công ty CP SOS Môi trường tổ chức tập huấn. Tuy nhiên, hiện nay chưa thành lập Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh; chưa phê duyệt được kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ứng phó sự cố tràn dầu theo nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hà Tĩnh. Do đó, công tác triển khai kế hoạc ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực gặp nhiều khó khăn.

Còn Ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, nhiều tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được 5 năm, thậm trí 8 năm rồi nhưng kế hoạch đó vẫn nằm trong tủ hồ sơ. Khi xảy ra sự cố không triển khai ứng phó được do không đầu tư trang thiết bị theo kế hoạch đã được phê duyệt.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".