Sự cố tại kênh Suez ảnh hưởng ra sao với doanh nghiệp Việt Nam?

0:00 / 0:00
0:00
Châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Hàn Quốc
Châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Hàn Quốc
TPO - Theo Cục phó Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải, ngoài một khối lượng nhỏ hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không và đường sắt, về cơ bản hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Âu vẫn được vận chuyển bằng đường biển, đi qua kênh Suez.

Trao đổi với Tiền Phong, Cục phó Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng, châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Hàn Quốc.

Theo ông Hải, ngoài một khối lượng nhỏ hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không và đường sắt, về cơ bản hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Âu vẫn được vận chuyển bằng đường biển, đi qua kênh Suez. Do vậy, việc kênh bị ngừng lưu thông kéo dài chắc chắn có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu. Các số liệu cho thấy, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu với kim ngạch 43,7 tỷ USD, và nhập khẩu từ thị trường này 18,5 tỷ USD.

“Với kim ngạch xuất khẩu của 2 tháng đầu năm 2021, chúng ta xuất khẩu khoảng 7 tỷ USD sang châu Âu, mỗi ngày lưu lượng xuất khẩu sang châu Âu khoảng 100 triệu USD. Như vậy, việc siêu tàu Ever Given bị mắc kẹt tại Suez khiến giao dịch thương mại của lượng hàng hóa này bị chậm lại đáng kể, từ đó phát sinh chi phí, dẫn đến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cũng như việc nhập nguyên liệu sản xuất”, ông Hải cho hay.

Theo ông Hải, cùng với tình trạng khan hiếm container, giá cước tàu biển tăng cao do tác động của dịch COVID-19, sự cố tại kênh Suez góp phần làm tăng thêm các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, hiện với doanh nghiệp Việt Nam, hàng của doanh nghiệp được xếp trên nhiều tàu khác nhau, từ nhiều chủ hàng ở các nước khác nhau, nên việc điều hướng tàu cần trao đổi chặt giữa các hãng.

MỚI - NÓNG
Bình Dương bơm vốn nghìn tỉ đồng để tái khởi động tuyến đường 'treo" nhiều năm
Bình Dương bơm vốn nghìn tỉ đồng để tái khởi động tuyến đường 'treo" nhiều năm
TPO - Từ năm 2015 đến nay, người dân sinh sống hai brên đường Đào Sư Tích (TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) khổ sở vì không thể xây dựng nhà cửa, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, buôn bán do dự án mở rộng đường này “treo” nhiều năm, có đoạn đã giải phóng mặt bằng, song chưa xây dựng.