Như tạp chí The Diplomat của Nhật Bản đăng tải, trước đó có thông tin về ý tưởng chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 5 dành cho Ấn Độ trên cơ sở Su-57 và hai bên đồng thời đang nghiên cứu một phương án thay thế - đó là hiện đại hóa sâu Su-35, tiêm kích thuộc thế hệ thứ 4++. Ưu điểm của phương án này là giá thành thấp.
“Nếu những thông tin về việc phát triển nền tảng của tiêm kích thế hệ 5 trên cơ sở Su-35 là sự thật thì kết quả của nó sẽ rất hấp dẫn và dẫn tới sự xuất hiện một tiêm kích tốt hơn so với thế hệ của nó”, - tạp chí The Diplomat cho biết.
Cấu trúc tiêu chuẩn của Su-35 hoàn toàn đáp ứng được các đặc tính của tiêm kích thế hệ 5, ngoại trừ khả năng tàng hình. Rõ ràng, khi nói về việc hiện đại hóa, các nhà quân sự sẽ quan tâm tới vấn đề này.
Đáng chú ý, những nỗ lực tương tự trên thị trường hàng không thế giới cũng đã được thực hiện. Ví dụ, liên quan đến vấn đề này, Mỹ khi không muốn xuất khẩu những tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor, nên Tập đoàn Boeing đã hiện đại hóa tiêm kích F-15E.
Kết quả là sự ra đời của tiêm kích F-15SE Silent Eagle – một tiêm kích được giảm thiểu thiết diện mặt cắt bị radar phát hiện khi chúng được phủ lớp sơn bức xạ vô tuyến đặc biệt.
Cùng với đó, tiêm kích F-15E thế hệ thứ 5 đã không bị mất đi khả năng tàng hình, trong khi đó giống như đối với Su-35 thì đây là một bước tiến quan trọng để nâng cấp thế hệ máy bay.
Máy bay Su-35 càng có giá trị hơn nếu chúng mang được tên lửa được chế tạo chuyên dành cho Su-57. Do đó, hiện đang diễn ra việc chế tạo tên lửa mới loại không đối không có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách gần 400 km.