SOS: Ngoáy tai nhiều dễ bị viêm nhiễm tai

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Bạn nghĩ rằng ráy tai là một chất cặn bã bẩn thỉu được tiết ra ở trong tai và nếu là người sạch sẽ thì tốt nhất nên đều đặn loại bỏ “sản phẩm” nhơ bẩn này. Bạn có thể sai đấy!

Ráy tai là gì?

Xét dưới góc độ y khoa thì hiểu đơn giản rằng ráy tai là một “sản phẩm” tự nhiên của tai. Nó được tạo ra từ những thành phần như tế bào da chết, mồ hôi, nước và tuyến dầu. Nó không bẩn và đáng sợ như nhiều người vẫn tưởng mà trên thực tế nó còn có tác dụng như một lớp màng chắn giúp bảo vệ da ở vùng tai khỏi sự “tấn công” của nước, côn trùng, bụi bặm và viêm nhiễm.

Thêm vào đó, ráy tai duy trì sự quân bình của độ pH trong tai để ngăn chặn sự tăng truởng của một số vi khuẩn và nấm. Điều này đồng nghĩa với việc ráy tai “vô tội” và thật sai lầm khi bạn luôn chăm chăm loại bỏ chúng.

Thành phần chính của ráy tai là chất sừng (được hình thành từ tế bào da chết, nó thường gặp dưới hai dạng: khô và ướt.

- Ráy tai khô: Trong thành phần của ráy tai khô có chứa khoảng 20% lượng lipid. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia người Nhật Bản thì loại gene ATP CII là loại gene chủ đạo sẽ “quy định” loại ráy tai mà bạn đang “sở hữu”, ngoài ra việc bạn là chủ nhân của loại ráy tai nào thì còn do gene quyết định.

- Ráy tai ướt: Loại ráy tai ướt có chứa khoảng 50% chất béo, bạn có thể dễ dàng nhận ra loại ráy tai này khi thấy ráy tai mềm và ướt.

Ngoáy tay nhiều hay ít thì tốt?

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng có quá ít ráy tai thì bạn có thể bị tăng nguy cơ viêm nhiễm tai nhưng nếu có quá nhiều ráy tai thì bạn sẽ tăng nguy cơ bị viêm nhiễm và giảm khả năng nghe. Vậy nên thói quen làm vệ sinh tai quá thường xuyên hoặc không thường xuyên đều không tốt.

Ráy tai quá nhiều trong tai sẽ làm cho lỗ tai bị bít lại, làm giảm khả năng nghe của tai. Theo thống kê có khoảng 2-6% số người bị bít lỗ tai bởi ráy tai. Khi đó, nó chính là “tiền đề” cho các loại vi khuẩn hoành hành trong tai gây nên tình trạng viêm nhiễm. Khi đó bạn sẽ có cảm giác đau, sưng và ngứa.

Đồng thời, nó cũng là “thủ phạm” gây suy giảm thính lực và che khuất tầm nhìn của bác sĩ khi kiểm tra lỗ tai, mang nhĩ hay các cơ quan bên trong tai nói chung.

SOS: Ngoáy tai nhiều dễ bị viêm nhiễm tai ảnh 1

Ngoáy tai thường xuyên: SOS!

Không ít người có thói quen ngoáy tai hằng ngày. Tuy nhiên ngoáy tai thường xuyên chắc chắn sẽ trở thành thói quen có hại nhiều hơn có lợi.

Các bác sĩ tai- mũi- họng, Học viện Otolaryngology (Mỹ) khuyên bạn, chỉ nên lau tai mỗi khi có triệu chứng ngứa trong tai và trong hoàn cảnh phải tiếp xúc nhiều với môi trường bụi. Khi lau bằng que bông, chỉ giới hạn lau ở độ sâu không quá 1cm (phần ống tai sụn) là nơi bụi bặm được tích tụ lại nhờ rào chắn của lông ống tai và các chất tiết.

Mỗi khi thấy xuất hiện các triệu chứng: ngứa, rát nhiều trong tai, nghe kém bất thường, ù tai... bạn cần phải khám thầy thuốc chuyên khoa tai - mũi - họng.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.