Số phận lận đận của 'quái vật bay' thời Liên Xô

Chiếc Bartini Beriev VVA-14 đang nằm tại Bảo tàng Không quân Trung ương. Ảnh: CNN
Chiếc Bartini Beriev VVA-14 đang nằm tại Bảo tàng Không quân Trung ương. Ảnh: CNN
Liên Xô từng tạo ra chiếc thủy phi cơ cất cánh thẳng với 14 động cơ trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Đây được coi là “quái vật bay đáng gờm” nhưng lại có số phận vô cùng “lận đận”.
Kênh CNN (Mỹ) đưa tin Liên Xô thiết kế chiếc thủy phi cơ Bartini Beriev VVA-14 để đáp trả tên lửa đạn đạo Polaris của Mỹ. Quân đội Mỹ ra mắt Polaris năm 1961 trên hạm đội tàu ngầm của lực lượng này. Do vậy, nhà thiết kế Robert Bartini của Liên Xô có ý tưởng tạo ra Bartini Beriev VVA-14 nhằm dò tìm và phá hủy các tàu ngầm chở tên lửa.

Hình dáng kỳ dị bên ngoài khiến chiếc thủy phi cơ được mệnh danh là Zmei Gorynich – con rồng ba đầu trong chuyện cổ tích Nga.

Tuy nhiên, chỉ có 2 chiếc Bartini Beriev VVA-14 được hoàn thiện và trong đó 1 chiếc được cất cánh. Khi nhà thiết kế Robert Bartini qua đời nằm 1974, dự án Bartini Beriev VVA-14 cũng “khuất núi” với ông. Một trong hai chiếc Bartini Beriev VVA-14 bị tháo dỡ.

Chiếc còn lại được gửi đến Bảo tàng Không quân Trung ương gần Moskva vào năm 1987. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, chiếc Bartini Beriev VVA-14 bị trộm và hư hỏng rồi từ đó đến nay vẫn chưa hề được sửa chữa.
Số phận lận đận của 'quái vật bay' thời Liên Xô ảnh 1 Bartini Beriev VVA-14 được mệnh danh là "rồng ba đầu" vì vẻ ngoài đặc biệt. Ảnh: CNN
Nhà sử học Andrii Sovenko đã trao đổi với trợ lý của nhà thiết kế Robert Bartini là ông Nikolai Pogorelov về chiếc thủy phi cơ đặc biệt trong năm 2005. Theo đó, một chiếc Bartini Beriev VVA-14 được cất cánh năm 1972. Ông Sovenko cho biết trong giai đoạn từ 1972-1975, chiếc Bartini Beriev VVA-14 đầu tiên đã cất cánh 107 chuyến với 103 giờ bay. Chiếc Bartini Beriev VVA-14 này chưa được trang bị động cơ nâng hoặc thiết bị tìm kiếm tàu ngầm.

Chiếc Bartini Beriev VVA-14 thứ hai dự kiến được trang bị động cơ cất cánh thẳng đứng. Tuy nhiên, thời điểm đó động cơ thích hợp chưa được phát triển, khiến dự án gặp khó khăn và cuối cùng chiếc thủy phi cơ này bị tháo rời.

Ông Sovenko cho rằng sau khi nhà thiết kế Bartini qua đời, quân đội Liên Xô nhận ra hiệu quả của chiếc Bartini Beriev VVA-14 với vai trò máy bay chống ngầm là không cao. Bartini Beriev VVA-14 chỉ có thể vận chuyển một lượng nhỏ tên lửa và quân đội Liên Xô quyết định dựa vào các chiến đấu cơ bình thường để thực hiện công việc này.
Số phận lận đận của 'quái vật bay' thời Liên Xô ảnh 2 Bartini Beriev VVA-14 có thể cất cánh từ trên mặt nước. Ảnh: CNN
Bartini Beriev VVA-14 hiện nằm trong khuôn viên ngoài trời của Bảo tàng Không quân Trung ương. Giám đốc Bảo tàng Không quân Trung ương Alexander Zarubetsky xác nhận chiếc một số bộ phận của chiếc Bartini Beriev VVA-14 đã “mất tích”. Ông Alexander Zarubetsky cũng bổ sung rằng kinh phí để phục hồi chiếc Bartini Beriev VVA-14 sẽ rơi vào khoảng 1,2 triệu USD và mất khoảng từ 1-2 năm để thực hiện. Theo ông Alexander Zarubetsky, vào năm 2012, đại diện nhà máy Taganrog – nơi sản xuất Bartini Beriev VVA-14 – hứa hẹn sẽ tìm kiếm những bộ phận thay thế cho thủy phi cơ này nhưng thực trạng thiếu chi phí khiến việc này không được hiện thực hóa. Nhà sử học Sovenko trong khi đó đánh giá nếu chiếc Bartini Beriev VVA-14 được hoàn thiện và thử nghiệm thì đây sẽ là một chiến đấu cơ đặc biệt bởi có thể cất cánh và hạ cánh thẳng, từ trên bộ lẫn trên mặt nước. Tuy nhiên, ông Sovenko nhận xét rằng chiếc Bartini Beriev VVA-14 chưa bao giờ đạt được tiềm năng thực sự.
Theo Theo Báo Tin Tức
MỚI - NÓNG