‘Sinh vật lạ’ trong vụ rơi thiên thạch tại Nga?

‘Sinh vật lạ’ trong vụ rơi thiên thạch tại Nga?
Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu vừa chia sẻ nhiều thông tin mới liên quan đến vụ thiên thạch rơi tại Nga.

‘Sinh vật lạ’ trong vụ rơi thiên thạch tại Nga?

Tìm thấy mảnh vỡ thiên thạch ở Nga
> Nổ thiên thạch, gần 1.000 người bị thương

Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu vừa chia sẻ nhiều thông tin mới liên quan đến vụ thiên thạch rơi tại Nga.

 Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu
Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu.

Nhiều độc giả khá lúng túng trong việc phân biệt thiên thạch và sao băng. Vậy đâu là sự khác biệt giữa chúng, thưa ông?

Thực ra, thiên thạch và sao băng là một, đều là thiên thạch.

Thiên thạch là tên gọi chung cho các vật thể có kích thước nhỏ hơn hành tinh, bay trong không gian, vũ trụ. Nó cũng là từ dành chỉ những mảnh vỡ của thiên thạch không cháy hết, rơi xuống Trái đất.

Sao băng là thiên thạch hay vật thể, đi vào vùng khí quyển của Trái đất và cháy hết.

Ngay sau khi thiên thạch rơi tại miền Trung nước Nga, nhiều nhà khoa học Nga và Mỹ đã nhắc đến việc thành lập một hệ thống ngăn chặn và diệt thiên thạch, ông đánh giá thế nào về tính khả thi của những ý tưởng này?

Tính khả thi của những ý tưởng này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển khoa học công nghệ của mỗi nước.

Như chúng ta đã biết, các nhà khoa học đã có thể xác định được quỹ đạo bay, thời điểm bay qua Trái đất của tiểu hành tinh 2012 DA14 có đường kính 50 m; nhưng lại chưa đủ khả năng phát hiện được thiên thạch Chebakul, rơi xuống Nga, có đường kính 17 m. Như vậy, trình độ khoa học hiện tại của chúng ta còn khá hạn chế trong việc phát hiện các vật thể nhỏ gần Trái đất.

Hiện nay trên thế giới chỉ có 2 cơ quan hàng không vũ trụ của Nga và Mỹ là có đủ thiết bị máy móc và các chương trình khoa học để thực hiện việc quan sát các thiên thạch gần Trái đất.

Có tin rằng tại vùng Somerset, cách nơi xảy ra vụ rơi thiên thạch 1.500 km có xuất hiện “sinh vật lạ”- một dạng chất lỏng, nhầy và “trông giống như một thứ gì đang sống”. Ông nghĩ sao về thông tin trên?

Như các bạn đã biết, thiên thạch bốc cháy, rơi xuống Trái đất, khi tiếp xúc với vật chất trên Trái đất có thể khiến chúng bị nóng chảy, bắn lên không trung, rồi đông đạc lại và rơi xuống đất, tạo thành một loại đá mới, được gọi là tektite.

Rất khó có khả năng chất nhầy này có liên quan đến vụ rơi thiên thạch tại Nga vừa qua
Rất khó có khả năng chất nhầy này có liên quan đến vụ rơi thiên thạch tại Nga vừa qua.

Tôi không nghiên cứu về hiện tượng này nên không dám chắc. Có thể 2 hiện tượng này có liên quan đến nhau. Nhưng tôi nghĩ rằng khả năng một “chất lỏng, nhầy…” như thế có liên quan đến thiên thạch rơi là hơi khó xảy ra.

Nhiều người cho rằng thiên thạch có khả năng chữa bệnh, điều đó có đúng không thưa ông?

Thành phần của thiên thạch đã được các nhà khoa học giải mã nên có thể nói rằng thiên thạch hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh như nhiều người vẫn nghĩ.

Xin cám ơn ông!

Theo Hiền Thảo
Kiến Thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG