Lê Hoàng trốn thoát sang Lào, đàn em gửi ảnh về cho Vũ xem, nhìn ảnh Vũ lẩm bẩm: “Bố tiên sư, đi trốn còn bày đặt đồ hiệu”. Vũ gọi điện cho đàn em yêu cầu áp tải Hoàng đến nơi rồi quay về, phần còn lại sẽ có người bên Lào chịu trách nhiệm.
Trần Bạt (Chí Nhân) gặp cấp trên của mình là ông Chỉnh Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, có ý thanh minh rằng Bí thư Nhân (NSND Trọng Trinh) chỉ đạo làm quyết liệt nên Ban chỉ đạo không được phép mắc sai sót, nên Ủy ban Kiểm tra phải họp. “Nhưng chỉ là đánh trống bỏ dùi thôi”, Bạt nói. Ông nói thêm về việc hồ sơ thất lạc hết. Bạt rủ ông đi uống rượu nặng hơn, nhưng ông từ chối.
Trần Bạt vẫn khá dương dương tự đắc rằng mình vô can trong vụ sập mỏ
“Đời có số”, ông nói. Bạt gạt đi, nhưng bị ông Giám đốc Sở phản đối vì Bạt thành đạt sớm, từ trứng nước đã sướng nên không tránh khỏi suy nghĩ đó. Ông nói không may mắn như ông Nghĩa (NSND Hoàng Dũng) bố Bạt, nên giờ phải ngập mặt trong đống giấy tờ hồ sơ. Bạt bảo nói vậy có lẽ do bố mình tốt số, nhưng ông giám đốc lắc đầu bảo chưa chắc “lúc nào hai năm mươi rồi tính”.
Ông Nghĩa gọi điện cho Trần Bạt nhắc nhở vụ làm việc với Ủy ban Kiểm tra tỉnh, nhắc phải cẩn thận. Ông Chỉnh trả lời chất vấn về cấp phép giấy mỏ đá Thanh Lâm. Ông Hải Trưởng Ban Kiểm tra cho rằng với trữ lượng như mỏ đá chắc chắn cần đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài Nguyên-Môi trường, ông hỏi lại ông Chỉnh có hay không trong đống hồ sơ thất lạc.
Ông Chỉnh không phục mức kỷ luật
Ông Chỉnh hỏi ngược lại rằng cái này thuộc bên Sở TN-MT. Trưởng Ban Kiểm tra hỏi lại một lần nữa, ông Chỉnh khẳng định rằng không có thẩm định, mọi đánh giá tác động môi trường đều do tỉnh làm. Khi bị hỏi lại bản đồ địa giới khai thác, ông Chỉnh khẳng định chắc chắn có bản đồ. “Việc mất đồng loạt là âm mưu. Tôi đã đề nghị họ tách ra điều tra riêng việc này nhưng họ không đồng ý. Tại sao các anh các chị không gặp bên cơ quan điều tra để hỏi họ. Nếu muốn cứ kỷ luật tôi đi”, ông này nói.
Trần Bạt cũng bị Trưởng Ban Kiểm tra tỉnh ủy hỏi, tuy nhiên hắn nhanh chóng xoay về trách nhiệm cho ông Chỉnh. Ông Chỉnh cũng nói rằng sẽ chịu trách nhiệm về những gì mình làm, nhưng nếu có kỷ luận ông sẽ không phục.
Ông Chỉnh bị chĩa mũi dùi kỷ luật nặng nhất trong vụ sập mỏ
Ông Nghĩa Chủ tịch tỉnh (NSND Hoàng Dũng) gặp nguyên lãnh đạo tỉnh nói rằng trường hợp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phải kỷ luật thật nghiêm còn các cán bộ Sở ban ngành khác chỉ nên dừng ở mức cảnh cáo, kiển trách. Ông Nghĩa cho rằng nếu cứ kỷ luật hết thì lấy đâu ra người làm việc. “Có làm mới có sai, chỉ có những người chây ì không chịu làm gì cả thì mới không bao giờ mắc sai lầm”, ông Nghĩa nói.
Trong cuộc họp với Ban thường trực. Ông Bá Trưởng Ban Nội chính báo cáo về trường hợp cách chức Tỉnh ủy viên, điều chuyển ông Chỉnh sang Văn phòng. Trong khi đó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường lại vẫn được giữ nguyên chức, nhưng bà Hiền phản đối vì sai phạm của ông Thiệp GĐ Sở TN- MT còn nặng hơn Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Nghĩa bị ông Chỉnh phản ứng vì thiên vị xử lý kỷ luật
Ông Nghĩa và bà Hiền có cuộc tranh luận gay gắt về quy trình xử lý vi phạm cán bộ. Bà Bích Hiền (Thúy Hà) Phó Bí thư phản đối. “Với mức kỷ luật như vậy liệu có bị dư luận thắc mắc là đang xảy ra chuyện chạy kỷ luật hay không”, bà Hiền nói. Ông Nghĩa đanh mặt nói: “Đồng chí Phó Bí thư thường trực quá lời rồi. Chạy kỷ luật, đồng chí định ám chỉ ai”? Ông Nghĩa chỉ trích ý kiến của bà Hiền không mang tính xây dựng. Bà Hiền nói không ám chỉ, chẳng qua chỉ đặt vấn đề thắc mắc của dư luận.
Ông Nghĩa gọi ông Chỉnh tới nhà riêng để vỗ về. Ông Chỉnh nói rằng ông không phục khi phải chịu trách nhiệm cho sai phạm không đáng, bởi còn trách nhiệm các Sở ngành khác. Ông Nghĩa nói rằng cố gắng hết sức, nhưng ông Chỉnh nói rằng ông Thiệp giỏi chạy nên dễ thoát tội. Ông Chỉnh khinh khỉnh bỏ về, ông Nghĩa liền rút điện thoại gọi ông Thiệp đến.