Sinh tại nhà rồi phải nhập viện

TP - Một nghiên cứu năm 2005 ở Bắc Mỹ cho thấy, khoảng 12% phụ nữ đang sinh tại nhà (phần lớn có sự hiện diện của bà đỡ) thì phải nhập viện vì nhiều nguyên nhân như đẻ khó, quá đau… Một nghiên cứu năm 2014 đối với các ca sinh tại nhà ở Mỹ giai đoạn 2004-2010 cho thấy, tỷ lệ chuyển viện của những phụ nữ sinh tại nhà (tính từ lúc bắt đầu đau đẻ) là 10,9%.

Năm 2014, tạp chí y khoa Journal of Medical Ethics đăng bài viết phân tích 12 nghiên cứu về tổng cộng 500.000 trường hợp phụ nữ có nguy cơ thấp về sức khỏe sinh đẻ tại nhà. Theo đó, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh theo phương pháp sinh tại nhà cao gấp 3 lần so với sinh tại bệnh viện. Trường Cao đẳng Sản khoa và Phụ khoa Mỹ khuyên cáo, những phụ nữ “chửa trâu” (mang thai quá 42 tuần), mang song thai, ngôi thai ngược… không nên sinh tại nhà dù có sự trợ giúp của bà đỡ.

Bài báo trên Journal of Medical Ethics cũng dẫn một số nghiên cứu cho thấy, với trường hợp sinh tại nhà, rất khó để có được chỉ số Apgar (đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh), cũng như làm chậm quá trình chẩn đoán chứng ngạt, thiếu ôxy máu, nhiễm toan (nồng độ axít trong dịch cơ thể vượt mức bình thường)…

Ở nhiều nước phát triển, số sản phụ sinh tại nhà giảm mạnh trong thế kỷ 20, kéo theo tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong trẻ sơ sinh giảm đáng kể. Ở Mỹ, tỷ lệ sinh tại nhà là gần 100% hồi những năm 1900, khoảng 50% năm 1938, dưới 1% năm 1955 và 0,5% năm 2004. Tỷ lệ này ở Anh là 80% những năm 1920 và 1% năm 1991; ở Nhật Bản là 95% năm 1950 và 1,2% năm 1975. Tỷ lệ sinh tại nhà ở Úc năm 2008 là 0,3%; ở New Zealand năm 2004 là 2,5%; ở Hàn Quốc năm 2010 là dưới 1%...   

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.