Trong ảnh, trận địa pháo phản lực Tornado-G và Grad đã được thiết lập xong.
Các binh sĩ khẩn trương nạp đạn pháo cho các bệ phóng đa nòng. Theo lý thuyết thì thời gian tái nạp đạn cho toàn bộ bệ phóng 40 nòng của Tornado-G hay Grad mất khoảng 7 phút.
Cứ 2 binh sĩ mang một quả đạn rocket cỡ 122mm nặng khoảng 70kg.
Việc nạp đạn cho pháo phản lực chủ yếu thực hiện bằng tay, thủ công hoàn toàn.
Phối hợp nhịp nhàng đưa quả đạn pháo vào bệ phóng.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-G và Grad đều thiết kế với bệ phóng 40 nòng cỡ 122mm. Mà thực tế thì Tornado-G chính là biến thể nâng cấp lớn từ Grad nên cơ bản chúng rống nhau ở bệ phóng, chỉ khác ở phần đạn pháo và một số điểm nhỏ.
“Ngắm kĩ, ít trượt”.
Bệ pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad đã sẵn sàng phun mưa đạn.
Còn đây là các bệ pháo phản lực phóng loạt Tornado-G đã sẵn sàng tung trận cuồng phong bão lửa lên đầu quân địch.
Pháo phản lực Tornado-G bắt đầu khai hỏa trong màn đêm.
Pháo phản lực phóng loạt Tornado-G trang bị nhiều loại đạn gồm: đạn rocket lắp đầu đạn mẹ - con (bên trong đầu đạn chính chứa các đầu đạn phụ có cơ chế tự dẫn đường, xuyên giáp dày 60-100mm) đạt tầm bắn 30km, dùng để diệt bộ binh, xe thiết giáp; đạn rocket lắp đầu nổ phá mảnh đạn tầm bắn 40km. Theo một số nguồn tin, Tornado-G còn được trang bị loại đạn rocket đặc biệt cho tầm bắn tới 100km.
Tính toán trên lý thuyết, một loạt bắn 40 phát của Tornado-G có sức sát thương bao trùm diện tích 840.000 m2, thời gian thực hiện một loạt bắn là 38 giây.
Những loạt đạn phản lực Tornado-G, Grad xé toạc màn đêm nước Nga.