TPO - Từ sáng sớm 17/2, đúng dịp kỷ niệm 46 năm chiến sự biên giới phía Bắc (17/2/1979- 17/2/2025), trên các nẻo đường, từng đoàn xe ô tô chở cán bộ, chiến sỹ trở lại chiến trường xưa - mặt trận Lạng Sơn để thắp tâm nhang, tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống trên rẻo biên cương, bảo vệ Tổ quốc.
TPO - Sáng 16/2, Đoàn Cựu chiến binh Ban liên lạc Cựu chiến binh Mặt trận Lạng Sơn - Quân đoàn 14 do Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Như Hoạt - Trưởng ban liên lạc Quân đoàn 14, dẫn đầu đã đến thăm chiến trường xưa, thắp nhang tưởng niệm cho các đồng đội đã hy sinh, đồng bào tử nạn tại Pháo đài Đồng Đăng tháng 2 năm 1979.
TP - Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.
TP - Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.
TP - Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.
TP - Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc diễn ra khốc liệt tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc vào rạng sáng ngày 17/2/1979. Cam go, ác liệt nhất là trận chiến ở pháo đài Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn)
TP - Đồng Đăng - một thị trấn nhỏ nằm giáp biên giới Việt - Trung, luôn là địa đầu bảo vệ cương vực, lãnh thổ. Lịch sử đã ghi nhận, quân và dân nơi đây là lá chắn thép, sẵn sàng chiến đấu, giữ nước, giữ làng.
TPO - Tối 6/2, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Khai mạc Lễ hội Đồng Đăng năm 2025 và công bố quyết định xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Pháo đài Đồng Đăng.
TP - Trở lại thăm Pháo đài Đồng Đăng (khu Dây Thép, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), trưa 21/2, Trung tướng Nguyễn Như Hoạt, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng, Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh (CCB) Mặt trận Lạng Sơn - Quân đoàn 14 cùng một số tướng lĩnh, sỹ quan, CCB Quân đoàn 14 - Mặt trận Lạng Sơn chậm rãi bước lên từng mỏm đá, góc lô cốt.
TPO - Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Quân đoàn 14 - Mặt trận Lạng Sơn (24/2/1979 – 24/2/2024) và 30 năm thành lập Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Quân đoàn 14 (1994 - 2024), tại thành phố Lạng Sơn diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân những Anh hùng liệt sỹ, cán bộ chiến sỹ đã hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân, giữ yên bờ cõi tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
TP - Người lính anh dũng trải qua trận mạc ác liệt của cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã quyết liệt đấu tranh, trấn áp, truy bắt tội phạm hình sự trong thời bình. Và trên tất cả, Đại tá Anh hùng LLVTND Triệu Quang Điện luôn là người mẫu mực, kiên trung nhưng vẫn khiêm tốn, hiền hòa.
TPO - Mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt giữa Biên phòng và Đoàn thanh niên có truyền thống lâu đời và cần tiếp tục phát huy, vì chúng ta đều có ngày sinh nhật trong tháng Ba” - Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương nhắn nhủ.
TP - Nhân dịp 44 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc (17/21979- 17/2/2023), lại là nghỉ cuối tuần nên nhiều đoàn cựu chiến binh, nhân dân thập phương đã trở lại xứ Lạng ôn lại ký ức bi hùng và thắp tâm nhang cho đồng đội, người dân đã tử nạn trong cuộc chiến giữ đất biên cương.
TPO - Nhân dịp 44 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc (17/21979- 17/2/2023), nhân ngày nghỉ cuối tuần mùa xuân năm mới, nhiều đoàn cựu chiến binh, nhân dân thập phương đã trở lại pháo đài Đồng Đăng (thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn), tưởng niệm, cầu siêu và dâng cơm chay, hương hoa cho vong linh người đã tử nạn trong pháo đài năm 1979.
TP - Nhân kỷ niệm 44 năm chiến tranh biên giới (17/2/1979-17/2/2023), nhiều đoàn cựu chiến binh, nhân chứng chiến tranh và đồng bào các dân tộc xứ Lạng đã đến dâng hương, dâng hoa tại pháo đài Đồng Đăng. Cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chỉ đạo phương án tu bổ di tích lịch sử này.
TPO - Sáng 17/2, nhiều cựu chiến binh, tăng ni, phật tử và nhân dân đã tề tựu tại chân pháo đài Đồng Đăng làm lễ cầu siêu, tưởng niệm hơn 400 cán bộ, chiến sỹ và đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
TP - Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc đầu năm 1979, những người lính cơ yếu Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) đã mưu trí, dũng cảm giữ mạch nguồn thông tin khẩn yếu, góp phần cùng các lực lượng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
TPO - Đoàn Sao Vàng là đơn vị chủ lực được biên chế đủ quân, đứng chân trên địa bàn 2 tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và cơ động chiến đấu theo mệnh lệnh của Quân khu 1 và Bộ Quốc phòng.
TP - Rất có thể vì cái tâm, cái duyên nên việc làm tâm linh chưa từng có sau 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc đã được tổ chức long trọng ngay tại một vị trí được coi là lịch sử nhạy cảm: Cầu siêu cho các Anh hùng liệt sỹ, đồng bào tử nạn trong pháo đài Đồng Đăng.
TPO - Trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Quân đoàn 14 (24/2/1979- 24/2/2019) và 40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, đại diện cựu chiến binh Sư đoàn 338 Anh hùng đã thăm lại chiến trường xưa, dâng hương đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc.
TP - “Trong số hơn 100 người dân và chiến sĩ, chỉ có sáu người sống sót thoát ra được sau đó, còn lại đều chết ngay trong lòng pháo đài”. Thời khắc bi tráng đó sau này được anh hùng Nông Văn Phjeo, chiến sĩ đại đội 5 C5 (Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn), một trong số sáu người sống sót kể lại.
TPO - Sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc dùng hỏa lực, binh lính bắn giết hàng trăm cán bộ, lực lượng vũ trang và dân thường sinh sống ở biên giới Lạng Sơn. Ngày này, nhiều tổ chức, gia đình làm giỗ tưởng nhớ những người đã hy sinh nơi tuyến đầu.
TPO - Người xứ Lạng vốn coi trọng rằm tháng 7 âm lịch, có thể ăn to như tết nguyên đán nên trong 2 ngày (14 và 15 âm), mọi người đều nghỉ việc nhà nông; mổ gà, vịt cùng các loại hoa trái đặc sản cúng tổ tiên.
TPO - Sáng nay (17/2), rất đông du khách thập phương, trong đó có những cựu chiến binh, người dân bản địa Lạng Sơn tới đền Mẫu ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) và pháo đài Đồng Đăng để thắp nhang tưởng nhớ những cán bộ, chiến sỹ và người dân đã hy sinh trong trận chiến biên giới 1979.
TP - Tháng 4 - 2012, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, bố của Lý Viết Trường (18 tuổi), dân tộc Nùng, trú tại bản Nà Lệnh, xã Thach Đạn, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn mất. Bảy năm về trước, do bệnh tim, mẹ của Trường cũng đã ra đi. Vượt lên khó khăn mất mát, Trường thi đỗ tốt nghiệp và thi đậu vào Trường Đại học KH-XH&NV Hà Nội, với điểm số cao (24,5 điểm).
TP- Ngay sát bậc cầu thang tầng 1 trường THPT thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn có một thùng thư khá đặc biệt, được gửi tới chủ yếu bày tỏ những suy nghĩ, khúc mắc tuổi “teen”.
TP - Cứ độ mồng 5 Tết, trên các nẻo đường biên giới ở Lạng Sơn nhộn nhịp bước chân người qua lại. Tiếng “lảy cỏ”, chúc tụng “Cúng hỷ phát sài” (Chúc mừng làm ăn phát đạt) vang vọng vào dãy núi Con Voi.