Ông Tuấn cho biết: “Vụ án này này rất phức tạp, trong địa bàn miền núi, cán bộ, nhân dân, tiểu thương cũng nhiều, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Tại phiên tòa có nhiều lời khai không giống như lời khai tại Cơ quan điều tra (CQĐT) đã thu thập, nên VKS đã trả hồ sơ cho CQĐT bổ sung theo yêu cầu của HĐXX. Để có căn cứ để HĐXX ra quyết định, sớm làm rõ, để đồng bào không phải đi lại nhiều, vì đường quá xa xôi”.
Về việc 5 bị cáo (nguyên là cán bộ trong Ban chỉ đạo bồi thường, giải phóng mặt bằng thủy điện Đăkđrinh) kêu oan trước tòa và thề rằng “chủ trương quy về chủ cũ là làm theo lệnh của cấp trên”, ông Tuấn cho biết, tinh thần trọng chứng hơn trọng cung, các lời khai phải có tài liệu chứng cứ khác xác thực, trong khi các tài liệu mà CQĐT thu thập được không thể hiện việc lãnh đạo huyện có chủ trương làm trái quy định của Nhà nước trong công tác bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như lời khai của các bị can”.
Vụ án thủy điện Đắkđrinh được TAND Quảng Ngãi xét xử từ ngày 16/5/2017 với gần 300 người liên quan, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc huyện Sơn Tây. Khi triển khai đền bù di dời dân vào năm 2013 để xây dựng thủy điện Đắkđrinh, nhiều đồng bào đã bị đối tượng lừa phỉnh mua đất giá rẻ. Đất dù đã bán sang tay, nhưng vẫn được hội đồng bồi thường thực hiện chủ trương quy về chủ cũ (xem như chưa bán) để bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.
5 bị cáo đưa ra truy tố đều khai đó là do chủ trương của lãnh đạo nên phải thực hiện, vì một cán bộ dưới quyền ở huyện miền núi thì không dám tự ý quyết định. Vụ án này đang được tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều tình tiết khác.