Sẽ công khai các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân vi phạm

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu xử phạt hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, kết hợp với các hình thức phạt bổ sung như tước chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, tước giấy phép hoạt động hoặc đình chỉ... Đồng thời thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở vi phạm.

Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có 206 bệnh viện tư và trên 30.000 phòng khám tư nhân. Trong thời gian qua, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trong toàn quốc đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trong cộng đồng, góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp dịch vụ cho người dân.

Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra mới đây và qua báo cáo của các Sở Y tế, Bộ Y tế đã phát hiện một số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, đặc biệt là các phòng khám tư còn vi phạm các quy định về pháp luật khám, chữa bệnh như mời bác sỹ người nước ngoài hành nghề khi chưa có chứng chỉ hành nghề; hành nghề quá phạm vi chuyên môn cho phép; sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; quảng cáo quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép; không công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc có niêm yết giá nhưng thu phí cao hơn giá đà niêm yết; việc lưu đơn thuốc, hồ sơ bệnh án chưa đúng theo quy định của Bộ Y tế.

Trước thực tế trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có Chỉ thị số 04/CT - BYT về tăng cường quản lý hoạt động của cơ sỏ khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

Tại Chỉ thị này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các sở y tế tăng cường quản lý, bảo đảm tất cả người hành nghề phải được cấp chứng chỉ hành nghề và hành nghề đúng phạm vi chuyên môn cho phép; thực hiện đang tải công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế danh sách các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đã được cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn, kèm theo phạm vi hoạt động chuyên môn, thời gian hoạt động, danh sách và phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề tại các cơ sơ này để người dân tiện tìm hiểu thông tin trước khi khám, chữa bệnh.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sớ khám, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn công khai trên trang thông tin điện tử của Cơ sở (nếu có) và tại cơ sở khám, chữa bệnh các thông tin về giấy phép hoạt động bao gồm phạm vi hoạt động chuyên môn, thời gian hoạt động; danh sách, văn bằng chuyên môn và phạm vi hoạt động chuyên môn của người chịu trách nhiệm chuyên môn và người hành nghề khám, chữa bệnh; giá dịch vụ khám, chữa bệnh; tên và địa chỉ Cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp để người dân biết và phản ánh khi có sai phạm.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất để kiểm tra hoạt động của các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, xứ lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về khám, chữa bệnh.

Thực hiện xử phạt hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, kết hợp với các hình thức phạt bổ sung như tước chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, tước giấy phép hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thơi thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân có vi phạm pháp luật về y tế, tính chất, mức độ vi phạm, hình thức xử phạt để nhân dân biết nhằm tăng tính răn đe và phòng ngừa tái phạm.

Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế thường xuyên kiểm tra biển hiệu quảng cáo, người hành nghề hoạt động chuyên môn của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, việc thực hiện các quy chế chuyên môn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.