SCIC 'rầm rộ' bán vốn nhà nước tại 180 doanh nghiệp

SCIC 'rầm rộ' bán vốn nhà nước tại 180 doanh nghiệp
TP - Công tác bán vốn Nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa đang diễn ra quyết liệt. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách 108 doanh nghiệp dự kiến bán vốn năm 2019, danh sách này bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn. 

Công bố danh sách bán vốn 2019

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách 108 doanh nghiệp dự kiến bán vốn năm 2019, danh sách này bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như CTCP Sữa Việt Nam (SCIC đang nắm giữ 36%), TCT cổ phần Bảo Minh (51%), CTCP XNK Sa Giang (50%), CTCP FPT (6%), Tập đoàn Bảo Việt (3%), TCT CP Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (36%), Vinacontrol (30%), …Trong đó mặc dù có trong danh sách thoái vốn nhưng việc thực hiện bán cổ phần Vinamilk phải chờ chỉ đạo của Chính phủ.

Gần đây nhất, ngày 21/6 SCIC ra thông báo sẽ đấu giá cổ phần trọn lô tại CTCP Xuất Nhập khẩu Sa Giang (Mã CK: SGC) với giá khởi điểm 111.700 đồng/cp. Tính theo mức giá này, SCIC sẽ thu về tối thiểu 398,3 tỷ đồng từ việc bán cổ phần SGC.

Năm 2019 SCIC đặt kế hoạch tổng doanh thu gần 6.500 tỷ đồng nhưng nếu tính các trường hợp thoái vốn nhà nước, doanh thu của Tổng công ty là 21.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đặt kế hoạch 5.023 tỷ, lợi nhuận sau thuế 4.510 tỷ, đầu tư 3.000 tỷ. 

Năm 2018 SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 14 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước là hơn 4.055 tỷ đồng (tăng mạnh so với 2 năm trước liền kề, vốn tiếp nhận chỉ ở mức khoảng 1.000 tỷ đồng/năm), trong đó có một số DN lớn như: Tập đoàn Dệt may, TCT Thủy sản Việt Nam - Seaprodex, TCT Ligogi… Tổng danh mục doanh nghiệp của SCIC gồm 144 đơn vị với giá trị vốn nhà nước gần 20.947 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 85.082 tỷ đồng. 

Đầu tư vốn tăng mạnh 

Trong năm 2018, SCIC thực hiện bán vốn thành công tại 09 doanh nghiệp (trong đó bán hết vốn tại 07 doanh nghiệp, bán bớt vốn tại 02 doanh nghiệp) với tổng giá trị doanh thu ghi nhận là 7.693 tỷ đồng, chênh lệch bán vốn là 5.706 tỷ đồng trên giá vốn là 2.617 tỷ đồng đạt tỷ lệ 2,94 lần. Đặc biệt, thành công của công tác bán vốn năm 2018 không nằm ở số lượng, mà còn nằm ở chất lượng, hiệu quả bán vốn. 

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh, một số thương vụ chào bán thành công như bán cổ phần tại Tổng công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu và Xây dựng Vinaconex (VCG). Với giá đấu thành công 28.900 đồng/cổ phiếu, giá trị cổ phần bán được hơn 7.366 tỷ đồng, giá vốn 2.549 tỷ đồng, chênh lệch hơn 4.800 tỷ đồng, CTCP Nhựa Bình Minh, giá vốn 145 tỷ, chênh lệch bán 2.185 tỷ đồng. 

Tổng tài sản của SCIC tại thời điểm cuối năm 2018 đạt hơn 50.081 tỷ, giảm gần 11.000 tỷ so với đầu năm do trong năm SCIC đã chuyển quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp về Bộ Tài chính (khoản quỹ phải trả giảm 19.000 tỷ).

Báo cáo kiểm toán của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) năm 2018 cho thấy nhờ đẩy mạnh thoái vốn, doanh thu từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn của SCIC đạt hơn 12.700 tỷ, tăng 71,7% năm 2017.

Doanh thu từ bán các khoản đầu tư năm 2018 đạt gần 7.800 tỷ, gấp gần 8 lần năm trước. Doanh thu từ lãi tiền gửi và đầu tư trái phiếu gần 1.560 tỷ đồng, doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia gần 3.340 tỷ đồng, giảm gần 1.700 tỷ so với năm trước.

Đáng chú ý, các khoản liên doanh liên kết mang về cho SCIC 1.098 tỷ đồng năm 2018, gấp 6,8 lần năm trước. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể lên 327 tỷ song SCIC vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế 10.565,6 tỷ đồng năm 2018, tăng 56%; lợi nhuận sau thuế đạt gần 9.340 tỷ, tăng 44,8% năm trước.

Trong năm 2018, SCIC đã tăng vốn từ 21.900 tỷ lên 26.042 tỷ , vốn chủ sở hữu đạt gần 47.200 tỷ, SCIC đang giữ gần 20.000 tỷ tại quỹ đầu tư phát triển, tăng gần 2.500 tỷ so với năm trước. Tổng tài sản của SCIC tại thời điểm cuối năm 2018 đạt hơn 50.081 tỷ, giảm gần 11.000 tỷ so với đầu năm do trong năm SCIC đã chuyển quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp về Bộ Tài chính. 

Trong năm 2018, đã có 23 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 31.706 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 16.739 tỷ đồng.  Lũy kế giai đoạn 2016 - 2018, đã có 159 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 442.275 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.024 tỷ đồng. Trong năm 2018, theo kế hoạch sẽ phải CPH được 64 DN, tuy nhiên đến hết năm mới chỉ CPH được 23 DN. Việc chậm tiến độ đang tạo áp lực cho năm 2019. 


MỚI - NÓNG