Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định

Ông Nguyễn Mậu Quất, 60 tuổi, trú thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức vẫn chưa hết bàng hoàng- ảnh Nguyễn Ngọc
Ông Nguyễn Mậu Quất, 60 tuổi, trú thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức vẫn chưa hết bàng hoàng- ảnh Nguyễn Ngọc
TPO - Sau bão số 5, vào rạng sáng 31/10, trên địa bàn các xã Đức Lân, Đức Phong, Đức Minh (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) xảy ra một trận lốc xoáy làm hư hại trên 400 ngôi nhà khiến 3 người bị thương. Trong khi đó, ở Bình Định sóng đã đánh sập kè biển uy hiếp nhiều hộ dân.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 5, từ sáng ngày 30/10 đến đến sáng 31/10, tỉnh Quảng Ngãi đã có mưa to đến rất to. Đặc biệt đã xảy ra một trận lốc xoáy với  cường độ rất mạnh lúc rạng sáng hôm nay tại địa bàn huyện Mộ Đức. 
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 1 Tại hiện trường, nhà cửa của người dân ngổn ngang cây cối bị gãy đổ, nhiều mái nhà bị lốc cuốn ngói lợp phăng số lượng lớn, nhiều nhà bị lốc cuốn trống hoác. Ảnh Nguyễn Ngọc 

Tại xã Đức Minh, lốc xoáy đã làm cho 71 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng nặng, 3 người bị thương, nhiều diện tích hoa màu và rừng phòng hộ ven biển bị ngã đổ. 

Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 2 Một ngôi nhà bị hư hại sau trận lốc - ảnh Nguyễn Ngọc 
Cùng lúc, tại xã Đức Phong, lốc xoáy cũng làm tốc mái, hư hỏng nặng khoảng 125 mái nhà của người dân trong xã. Tại xã Đức Lân lốc xoáy cũng làm 78 ngồi nhà bị tốc mái. Chính quyền địa phương đã cử các lực lượng đến giúp đỡ người dân khắc phục thiệt hại.
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 3  Ông Nguyên Mậu Quất kể lại cảnh lốc xoáy kinh hoàng - ảnh Nguyễn Ngọc 
Ông Nguyễn Mậu Quất, 60 tuổi, trú thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức vẫn chưa hết bàng hoàng, kể lại: “Lúc đó khoảng gần 1 giờ sáng ngày 31/10, gia đình tui đang ngủ thì bất ngờ ngói rớt rầm rầm xuống đầu giường. Choàng dậy thì thấy ngói bay đầy nền nhà, vừa bước ra khỏi cửa nhà thấy lốc xoáy khủng khiếp, cây cối trog vườn ngã đè lên cả nóc, tôi sợ quá liền vội kêu gia đình thức giấc, chạy sang nhà bên để tránh”. 
Cũng theo ông Quất, khi lốc xoáy dịu dần, ông liền chạy qua nhà kho bên cạnh thì thấy cảnh trống trơn, bao nhiêu lúa gạo dự trữ không kịp di dời giờ bị ngấm nước mưa hư hỏng hết. 

Cạnh nhà ông Quất không xa, vợ chồng bà Phạm Thị Nuôi cũng đang khẩn trương gia cố lại nhà cửa dưới cơn mưa xối xả như trút nước. Bà cho biết từ trước tới giờ chưa khi nào bà chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp đến vậy. Lốc vào hất bay gần hết mái ngói lẫn lớp la phông tôn khiến hai vợ chồng phải vội chui xuống gầm bàn để trốn

“Đang ngủ ngon, bỗng nghe gió rít rồi tiếng rầm rầm, tôi liền vội chạy ra sau nhà thì thấy nhà cửa toan hoang, chuồng trại bị xô ngã hết. Heo, gà chết nằm la liệt. Tội vàng lùa những con còn sống sót vào trong nhà. Khắp nhà đều sũng nước chẳng có chỗ nào để nằm, đành thức chờ trời sáng. Sáng dậy bà con quanh nhà ai cũng bị hết, đều bị tốc mái”, bà Nuôi vừa khóc vừa kể. 
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 4 Sau lốc, người dân liều mạng dầm mình dưới mưa sửa lại mái nhà để có chỗ trú thân - ảnh Nguyễn Ngọc
Thống kê sơ bộ của huyện Mộ Đức, có đến 447 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng do ảnh hưởng của bão số 5, và lốc xoáy rạng sáng nay. Ước tính thiệt hại trên 1 tỷ đồng.
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 5 Lực lượng chức năng giúp dân khắc phục hậu quả - ảnh Nguyễn Ngọc 
Sau cơn lốc xoáy, lực lượng chức năng huyện Mộ Đức và các địa phương bị thiệt hại tập trung khắc phục hậu quả, kiểm tra thực tế nhà dân, hoa màu... và thống kê thiệt hại, đồng thời, giúp người dân khắc phục tạm thời để ổn định cuộc sống. 
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 6 Lực lượng cảnh sát giao thông cũng đã có mặt kịp thời để phát dọn những cây ngã ra Quốc lộ 1A để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện qua lại. Ảnh Nguyễn Ngọc .
Nước ngập sâu, chia cắt nhiều nơi tại Quảng Ngãi
Bão số 5 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng ở tỉnh Quảng Ngãi đã khiến nhiều địa bàn bị nước ngập chia cắt, cô lập giao thông.
Tại huyện miền núi Sơn Hà, nhiều nơi bị cô lập, chia cắt hoàn toàn, nhiều ngôi nhà tốc mái, hàng trăm hecta cây trồng của nông dân bị nhấn chìm trong nước.

Vào lúc 6 giờ sáng ngày 31/10, tại cầu tràn Thạch Nham và Cầu Sơn Giang qua Sơn Linh, cầu Sơn Kỳ đã ngập sâu; một số sông suối nhỏ ở các xã Sơn Nham, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Thủy (huyện Sơn Hà) bị ngập, cô lập cục bộ một số khu vực. 
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 7 Mực nước trên sông Vệ tại trạm sông Vệ, thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi là 4,8 m, trên mức báo động 3 là 0,3 m. Ảnh Nguyễn Ngọc
Các xã Sơn Nham, Sơn Linh, Sơn Cao bị chia cắt hoàn toàn. Tuyến đường Tòa án huyện – Cà Tu bị sạt lở, cầu Tà Man 1 tuyến đường Di Lăng – Sơn Bao bị hư hỏng nặng.

Đến trưa  cùng ngày, mưa tiếp tục trút xuống ở khu vực Di Lăng và các xã phía Tây Nam huyện, nước sông Re lên nhanh, các cầu nhỏ như Tà Mương (Sơn Thủy), Cầu Đôi (Sơn Hải) trên tuyến Di Lăng - Sơn Ba bị ngập nước; cầu Sông Rin (Di Lăng) mực nước cách mặt cầu 0,5m. 
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 8 Nhiều khu vực đã bị cô lập do nước lũ - ảnh N.N 
Mưa bão đã làm hư hỏng 9 ngôi nhà tại Sơn Hà, trong đó 3 nhà ở thôn Gò Ra, xã Sơn Thành bị cây ngã đổ đè, làm hư hỏng mái nhà; 4 nhà ở thôn Tà Bi, xã Sơn Thủy; 1 nhà ở Sơn Trung và 1 nhà ở Sơn Giang bị tốc mái. Có khoảng 120ha khoai mì (sắn) và keo bị ngã đổ.

Từ đêm hôm trước, toàn bộ huyện Sơn Hà bị mất điện, ngành điện hiện đang khắc phục. Thị trấn Di Lăng (huyện Sơn Hà) đã theo dõi và tổ chức di dời 6 hộ ở khu vực Nước Nia có nguy cơ bị sạt lở cao đến nơi an toàn.
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 9
Nước lũ cô lập nhiều đoạn đường - ảnh N.N Trước tình hình này, lực lượng chức năng huyện Sơn Hà và các địa phương đã triển khai lực lượng để chốt chặn, không cho người dân qua lại. 
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 10 Nhiều đoạn đường giao thông ở huyện miền núi Sơn Hà bị chia cắt cục bộ - ảnh C.Đ
Ông Nhâm Xuân Sỹ - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng cho biết đến chiều nay (31/10), mực nước trên các sông Vệ, Trà Câu vẫn đang lên.  Những huyện miền núi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, như Ba Tơ, Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long. Ngập lụt đã xảy ra trên diện rộng ở vùng trũng thấp, ven sông một số địa phương thuộc các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và TP Quảng Ngãi.

Bình Định: Kè bị sóng đánh sập uy hiếp nhiều hộ dân

Trưa 31/10, Tiền Phong ghi nhận tình hình thiệt hại do mưa bão tại vùng biển Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Sau bão số 5, sóng lớn kèm theo gió mạnh vẫn còn xảy ra tại khu vực này. Bão, sóng lớn đã đánh sập nhiều ngôi nhà của người dân tại đây. Sóng lớn cũng đã đánh sập nhiều đoạn bờ kè dài hàng trăm mét.
“Lúc đó người dân ở đây được sở tản đi, trời tối và cúp điện nữa. Khoảng 7h30 thằng con rể của tôi ra xem thì thấy sóng đánh sập hết rồi. Giờ đồ đạt trong nhà bị vùi lấp ở trong đó, chưa khiêng được gì ra cả. Bão năm nay sóng đánh to quá, cũng hơn 20 năm rồi mới thấy cái cảnh này”, bà Ngô Thị Liên (64 tuổi, thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải - một trong những người có nhà bị sóng đánh sập) cho biết.
Theo ông Trần Văn Của (48 tuổi), lúc 8h thì sóng ồ ạt đánh vào, đến lúc hơn 10h thì sóng bắt đầu đánh mạnh, toàn bộ đoạn kè phía trước nhà của ông bị sóng đánh sập. Sóng đánh cao lên trên cả mái nhà.
“Nhà tôi thì may mắn, chỉ bị thiệt hại ít. Nước tạc vào nhà chỉ làm ướt một số đồ đạt, không đáng kể. Sáng ngày chính quyền cũng đã xuống kiểm tra tình hình, người dân cũng đã xúc cát vào các bao để gia cố tạm”, ông Của nói.
Chiều cùng ngày (31/10), báo cáo của UBND xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết: Địa phương trực tiếp bị ảnh hưởng của cơn bão số 5. Theo thống kê, hơn 100m kè chắn sóng bị hư hỏng nặng; hơn 500m đường bê tông ven biển bị hư hỏng nặng; bè nuôi tôm hùm bị thiệt hại 1 cái; lồng nuôi tôm hùm bị thiệt hại 6 cái (tổng 70 con); Trường tiểu học, Trạm y tế bị tốc mái…
Đặc biệt, có 14 ngôi nhà bị sập và 5 ngôi nhà bị tốc mái. Ước tính thiệt hại 5 tỷ đồng.
Một số hình ảnh Tiền Phong ghi nhận được.
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 11 Nhiều ngôi nhà bị sóng đánh sập. Ảnh: Tr.Định
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 12 Hơn 100m kè chắn sóng bị đánh sập hoàn toàn. Ảnh: Tr.Định
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 13 Thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải. Ảnh: Tr.Định
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 14 Người dân phải dùng bao cát để gia cố tạm thời. Ảnh: Tr.Định
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 15  Đến trưa ngày 31/10, người dân tại đây vẫn đang tiếp tục gia cố nhà cửa. Ảnh: Tr.Định
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 16 Sóng đánh sập vào trong nhà. Ảnh: Tr.Định
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 17 Nhiều hộ dân tại đây đang đối mặt với những nguy hiểm, sau khi một số đoạn kè chắn sóng bị đánh sập. Ảnh: Tr.Định
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 18 Người dân gia cố nhà cửa. Ảnh: Tr.Định
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 19  
Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 20 Kè biển bị đánh sập.

Bão số 5: Bí khu neo đậu, nhiều tàu bị trôi, mắc cạn

Ngày 31/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương ứng phó với tình hình mưa lũ sau bão số 5, đặc biệt là nguy cơ cao lũ quét, sạt lở, hồ chứa xả lũ ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, cơn bão số 5 đổ bộ vào Bình Định đến Khánh Hòa với gió cấp 9, giật cấp 10-11, sau đó đã suy yếu dần.

Các địa phương đã sơ tán gần 20.000 người dân ở khu vực nguy hiểm, chủ yếu ở Bình  Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, di dời, gia cố 2.462 lồng bè với gần 9.300 người vào nơi an toàn, nhắn hơn 7,7 triệu tin nhắn cảnh báo bão, mưa lũ…đến người dân vùng ảnh hưởng.

Theo ông Hoài, có 7 tàu vận tải/70 thuyền viên tại cảng Quy Nhơn (Bình Định) bị trôi. Hiện còn 1 tàu bị mắc cạn, 1 tàu thả trôi những vẫn giữ liên lạc, 5 tàu đã khắc phục đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, có 70 tàu cá (tàu gỗ) loại vừa và nhỏ neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn bị đứt neo, bị dồn xô, va đập. Đến nay có 25 tàu được khắc phục và đi vào nơi neo đậu an toàn (còn lại 45 tàu đang được hỗ trợ xử lý). Có 1 tàu/3 người bị trôi ra ngoài cảng đã được cảng vụ cứu hộ an toàn về người...

Theo ông Hoài, sau cơn bão, công tác ứng phó bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là việc quản lý, sắp xếp, neo đậu tàu thuyền… Bài học về cơn bão Damrey tháng 11/2017 gây hậu quả rất nặng ở miền Trung, đặc biệt cảng Quy Nhơn, nhưng lần này vẫn bị.

“Ở trên biển, chúng ta làm tốt khâu kêu gọi tàu thuyền, nên thiệt hại ít, nhưng khi tàu thuyền về nơi neo đậu lại bị trôi, chìm... Công tác trực ban ở Ban chỉ huy các tỉnh rất hạn chế, đặc biệt là số liệu, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành”, ông Hoài nói.

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch tỉnh Bình Định cho biết, vịnh cảng Quy Nhơn chỉ chứa được 50 tàu vận tải. Nhiều tàu trong cơn bão số 5 không cho neo đậu ngoài phao số 0 như trước đây mà phải hướng dẫn đi chuyển sang khu vực khác để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do sóng lơn 4-5 mét, nên tình trạng tàu đứt neo, trong đó 4 tàu Việt Nam và 1 tàu Panama... 

Cũng theo ông Dũng, Bình Định có trên 7.000 tàu cá, nhưng khu neo đậu rất ít, không đủ sức chứa, nhiều tàu vào cũng không có chỗ neo.

Ông Mai Văn Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, trong chiều và đêm 31/10, khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt); ngày mai mưa giảm.

Còn từ ngày 1-2/11, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa rất to, lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 400mm, ở Thanh Hóa mưa 50-100mm/đợt. Từ ngày 4-5/11 trở đi, mưa lớn có khả năng xuất hiện trở lại ở các tỉnh Nam Trung bộ.

Sau bão số 5: Quảng Ngãi hư hại hơn 400 nhà, sóng đánh sập kè ở Bình Định ảnh 21 Một tàu hàng bị sóng đánh trôi dạt ở Bình Định

Do mưa lớn, nguy cơ tai biến địa chất xảy ra trên phạm vi rộng, nhất là, sạt lở đất vùng núi tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên; ngập lụt sâu diện rộng tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa.

Ngoài ra, theo ông Khiêm, từ 5-10/11 xuất hiện giải hội tụ nhiệt đới rất lớn, nên từ ngày 6-8/11 khả năng hình thành bão, gây mưa lớn ở miền Trung, nhất là khi kết hợp với không khí lạnh. “Đợt mưa này khá tương đồng với mưa lớn kỷ lục ở miền Trung năm 1999, lượng mưa tới 300-500 mm, thậm chí mưa trên 500 mm”, ông Khiêm nói.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý, công tác dự báo, ứng phó đã cải thiện, bão chưa gây thiệt hại về người, nhưng khâu chỉ đạo còn lúng túng, nhất là khâu neo đậu tàu thuyền ở Quy Nhơn…

“Cần bố trí chỗ để neo đậu tàu thuyền, vào đến cảng rồi mà vẫn bị trôi, mắc cạn, nếu bão lớn thì liệu các thuyền viên có an toàn không?”, Phó Thủ tương nói.

Theo Phó Thủ tướng, thời gian khả năng sẽ xuất hiện bão và mưa lớn. Do vậy, Ban chỉ đạo Trung ương và các địa phương theo dõi sát sao mưa lũ sau bão và có giải pháp ứng phó.

Phó Thủ tướng lưu ý, các địa phương hỗ trợ người dân bị nạn, thiệt hại, giúp đỡ bà con có chỗ ở, sớm khắc phục trường học, cơ sở y tế, giao thông…để phục vụ người dân.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Công Thương, NN&PTNT chỉ đạo hệ thống kè, đê xung yếu và đảm bảo an toàn cho hồ chứa cả thủy lợi lẫn thủy điện, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở, xả lũ. “Đây là khu vực dốc lớn, hồ chứa mà sự cố thì rất nguy hiểm”, Phó Thủ tướng cảnh báo.

Nhiều chuyến bay bị hủy do ảnh hưởng bão số 5

Ngày 31/10, Hãng hàng không Vietjet Air tiếp tục có thông báo điều chỉnh khai thác do ảnh hưởng của bão số 5 (Matmo) tại khu vực Nam Trung Bộ.

Cụ thể, Vietjet Air ngừng khai thác các chuyến bay VJ126, VJ183 giữa TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, VJ628 chặng TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng.

Hành khách trên các chuyến bay bị ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ theo chính sách của Hãng và chuyển sang các chuyến tiếp theo.

Vietjet Air cũng quyết định lùi giờ khởi hành các chuyến bay trong ngày 31/10 giữa TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Seoul (Hàn Quốc) và Nha Trang, các chuyến bay giữa TP. Hồ Chí Minh và Quy Nhơn, Chu Lai.

Một số chuyến bay nội địa và quốc tế trong ngày của hãng cũng sẽ bị ảnh hưởng dây chuyền và được điều chỉnh lịch khai thác.

Theo đại diện Vietjet Air, hãng đã thông tin cho hành khách tại các sân bay và qua nhiều kênh truyền thông, qua điện thoại, tin nhắn SMS; đồng thời khách hàng nên thường xuyên cập nhật thông tin chuyến bay tại website www.vietjetair.com, mục “Thông tin chuyến bay. Tại đây, hành khách có thể dùng "code" vé để tra cứu đầy đủ và chính xác về chặng bay, giờ bay để chủ động trong việc điều chỉnh lịch trình đi lại.

Theo thống kê sơ bộ của Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho hay, bão số 5 quét qua Phú Yên vào đêm 30/10 làm ngôi 8 nhà bị sập đổ hoàn toàn; 14 nhà thiệt hại từ 30-50%; 12 nhà thiệt hại dưới 30%; 40ha lúa, hoa màu bị ngập, ngã đổ; sạt lở đất đá ở kênh mương, đập và công trình thủy lợi với khối lượng 1.020m3… Nhiều khu vực mất điện, đến trưa 31/10 vẫn chưa được khôi phục toàn bộ.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.