‘Sát thủ hàng loạt’ IRIS-T xuất hiện trong cuộc xung đột Nga - Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đức tuyên bố sớm chuyển giao cho Ukraine hệ thống phòng không IRIS-T nhằm giúp Kiev ngăn chặn Moscow giành quyền kiểm soát không phận trong cuộc xung đột.

Ukraine sẽ nhận được hệ thống phòng không IRIS-T ngay trong tuần tới thay vì phải sang đầu năm 2023 như thông báo ban đầu, theo Defense Express.

‘Sát thủ hàng loạt’ IRIS-T xuất hiện trong cuộc xung đột Nga - Ukraine ảnh 1

Hệ thống phòng không IRIS-T của Đức. Ảnh: Military

Hệ thống phòng không IRIS-T do công ty Diehl Defense của Đức phát triển nhằm bảo vệ các đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng khỏi tên lửa hành trình, đánh chặn máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công, pháo phản lực, máy bay không người lái, tên lửa chống radar và bom.

‘Sát thủ hàng loạt’ IRIS-T xuất hiện trong cuộc xung đột Nga - Ukraine ảnh 2

Tên lửa IRIS-T. Ảnh: Reuters

Tên lửa IRIS-T có trọng lượng 87,4 kg; chiều dài 2,93 m; đường kính thân 127 mm; sải cánh 447 mm; lắp đầu nổ phá mảnh uy lực cao. Tên lửa không - đối - không IRIS-T có thể tấn công các mục tiêu trên không trong phạm vi 25 km.

IRIS-T có hai chế độ bắn: Khoá trước khi phóng (LOBL) và khóa sau khi phóng (LOAL), cho phép tiêu diệt hiệu quả mục tiêu tại mọi góc độ, trong nhiều điều kiện giao tranh.

‘Sát thủ hàng loạt’ IRIS-T xuất hiện trong cuộc xung đột Nga - Ukraine ảnh 3

IRIS-T khai hỏa. Ảnh: defence

Hệ thống phòng không này có tầm bắn xa tối đa 40km, cao tối đa 20km, được kỳ vọng nâng cao đáng kể năng lực phòng thủ của Ukraine.

‘Sát thủ hàng loạt’ IRIS-T xuất hiện trong cuộc xung đột Nga - Ukraine ảnh 4

IRIS-T được trang bị đầu dò hồng ngoại. Ảnh: cna

Đầu dò hồng ngoại của tên lửa IRIS-T có độ nhạy cao và chống lại được các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương.

‘Sát thủ hàng loạt’ IRIS-T xuất hiện trong cuộc xung đột Nga - Ukraine ảnh 5

Ảnh: defence

IRIS-T được trang bị 4 bệ phóng di động tạo ra được sức mạnh hiệu quả trong việc đánh chặn các mục tiêu trên không.

MỚI - NÓNG