Sapharco nhập 5 triệu liều vắc xin Sinopharm

0:00 / 0:00
0:00
Sapharco nhập 5 triệu liều vắc xin Sinopharm
TPO - Sau khi được UBND TPHCM giao nhiệm vụ đàm phán để nhập vắc xin, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Sapharco) cho biết đơn vị này đã thương thảo và ký hợp đồng mua 5 triệu liều vắc xin Sinopharm.

Chiều nay 9/7, ông Lê Việt Hùng- Tổng giám đốc Sapharco xác nhận với Tiền Phong Sapharco đã đạt được thoả thuận để mua 5 triệu liều vắc xin Sinopharm của Trung Quốc. Được biết lô vắc xin 5 triệu liều này sẽ lần lượt về trong năm nay.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn Sapharco vào ngày 6/7, UBND TPHCM giao Sapharco thực hiện tìm hiểu và đàm phán, thương thảo với các đơn vị để mua vắc xin phòng COVID-19 cho thành phố. Sau đó, Sapharco đã có công văn gửi Cục Quản lý Dược về việc nhập khẩu vaccine chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam kèm đơn hàng số 272/ĐH-SPC-XNK. Đến ngày 8/7, Bộ Y tế đồng ý cho Sapharco nhập khẩu 5 triệu liều vắc xin Sinopharm để tiêm cho người dân TPHCM. 5 triệu liều vắc xin của nhà sản xuất Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd - Trung Quốc, thuộc đơn hàng số 272/ĐH-SPC-XNK đề ngày 1/7/2021.

Trước đó, Cục Quản lý Dược đã ký quyết định phê duyệt cho phép Sapharco nhập khẩu lô vắc xin Sinopharm của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Vắc xin này được đánh giá có hiệu quả bảo vệ từ 78,2% đến 99,52%.

Trước đó, ngày 20/6, Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế đã phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Vero-Cell của Sinopharm. Theo đó số vắc xin này sẽ tiêm cho người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, người Việt có nhu cầu đi Trung Quốc và người dân ở các tỉnh biên giới với Trung Quốc…

MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.