Tư vấn Nông dân:

Sản phẩm phân đa yếu tố NPK chuyên dụng

Sản phẩm phân đa yếu tố NPK chuyên dụng
TP - Với sự giúp đỡ của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, Công ty CP phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra 60 loại phân đa yếu tố NPK chuyên dụng cho các cây trồng. 

Các loại phân trên đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng riêng biệt cho từng loại cây và từng giai đoạn sinh trưởng của chúng nên giúp cho cây trồng tăng năng suất chất lượng, giảm chi phí, ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất và thân thiện với môi trường.

Các loại phân NPK Văn Điển trên nền phân lân Văn Điển nên nó phát huy được đặc tính quý là khác với một số loại phân NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali, còn có các chất trung và vi lượng, các chất này nhiều vùng đất đang thiếu hụt mà lại rất cần giúp khử và trung hòa các chất độc hại, cân bằng dinh dưỡng đất, tăng khả năng chống chịu của cây với những yếu tố ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh. Với dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín bằng công nghệ vê viên bao bọc phân bên ngoài bằng các chất dinh dưỡng nên không sử dụng chất phụ gia và khó bắt chước để làm hàng giả. Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển đủ số lượng theo hướng dẫn sẽ có hiệu quả kinh tế và không phải bón thêm một loại phân hóa học nào khác.

Một số loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng chính như sau:

1. NPK chuyên dụng cho lúa:  Lót: NPK 6.11.2: 1 sào 25kg, bón trước khi bừa lần cuối. Thúc: NPK 16.7.17: 1 sào bón 8 – 12kg, bón sau cấy 10 – 12 ngày (khi lúa bén chân bắt đầu đẻ nhánh).

2. NPK chuyên dụng cho ngô: Lót: NPK 5.10.3, 18 – 20 kg/sào, cuốc hốc hoặc đánh rãnh, rải phân NPK cùng với phân chuồng vào hốc hoặc rãnh, vùi đất lấp kín phân sau tra hạt hoặc đặt bầu. Thúc: NPK 14.8.7, 30 – 35 kg/sào, chia đều làm 3 đợt: lúc ngô 3 – 4 lá, 7 – 8 lá, xoắn nõn. Bón phân xa gốc, kết hợp vun gốc lấp kín phân. Nếu đất khô kết hợp tưới nước giữ ẩm.

3. NPK chuyên dụng cho khoai tây: Lót: NPK 5.10.3, 25 kg/sào. Rạch hàng, bón lót phân chuồng và phân NPK vào rạch rồi lấp một lớp đất mỏng sau đó đặt củ trồng. Thúc: NPK 22.5.11, 15 – 20kg/sào, chia làm 2 lần: lần 1: khi khoai tây cao 15 – 20cm. lần 2 sau thúc lần 1: 15 – 20 ngày. Rải phân vào mép giữa 2 khóm khoai, tránh phân trực tiếp vào gốc, xới đất lấp kín phân.

4. NPK chuyên dụng cho đậu, lạc: NPK 4.12.7: Bón lót: 25 – 30kg/ sào. Đánh rạch, rải phân chuồng và phân NPK xuống đáy rạch, lấp kín phân sau đó tra hạt lạc hoặc đỗ.

5. NPK chuyên dụng cho cây ăn quả: lót NPK 2.12.4, thúc NPK 4.10.4.

6. NPK chuyên dụng cho rau:  rau ngắn ngày (dưới 3 tháng) lót NPK 5.10.3, 15 -  20kg/ sào, rạch hàng hoặc cuốc hốc, bón phân lấp kín đất, sau tra hạt hoặc trồng con rau. Rau dài ngày (trên 3 tháng): bón lót NPK 5.10.3: 15 – 20 kg/sào. Bón thúc NPK: 10.10.5, 20 – 25 kg/sào.

7. NPK chuyên dụng cho cây cà phê: Thời kỳ kinh doanh: NPK 10.8.12, 10.5.12 hoặc 12.8.12; đợt tháng 3, 4: bón 300 – 350 kg/ha; đợt tháng 6, 7: bón 300 – 350 kg/ha. Đào rãnh xung quanh tán lá cách gốc 30 – 40cm, rộng 10 – 15cm, sâu 5cm rải đều phân rồi lấp đất kín. 

8. NPK chuyên dụng cho cây cao su: Thời kỳ kinh doanh: NPK 12.8.12. Tùy theo hạng đất bón vào 2 đợt: đầu mùa mưa 400 – 500 kg/ha, cuối mùa mưa: 200 – 400 kg/ha…

MỚI - NÓNG