Run rẩy ăn bát đũa Tàu yểm đầy chất độc

Run rẩy ăn bát đũa Tàu yểm đầy chất độc
Những vật dụng dùng trong nấu nướng, ăn uống như bát đĩa, thìa, đũa... xuất xứ từ Trung Quốc được phát hiện chứa nhiều chất độc hại khiến không ít người run rẩy lo sợ khi đã lỡ dùng trong thời gian dài.

 Đũa độc

Kết quả kiểm tra trong tháng 7 năm 2013 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 - 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 - 93ppm.

Đũa tre đóng gói được bán phổ biến ở các chợ với giá khá rẻ từ 20.000 - 40.000 đồng/bao 5 - 10 kg; đũa bọc ni lông từng đôi được bán 25.000 đồng/bao (5 kg).

Người bán cho biết loại đũa này chủ yếu là hàng sản xuất tại Trung Quốc, dù đã tẩm ướp hóa chất để không bị mốc khi sử dụng nhưng cũng không thể để được quá 2 tháng.

Run rẩy ăn bát đũa Tàu yểm đầy chất độc ảnh 1

Đũa dùng một lần phổ biến ở các hàng quán.

Còn các loại đũa nhựa, đũa gỗ của Trung Quốc đang được bày bán và sử dụng cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà không ít người đã bỏ qua vì tham của rẻ. Và nhiều người nghĩ ngộ độc là do thức ăn chứ không phải do đũa.

Các chuyên gia cho hay, đũa nhựa thường được làm từ nhựa melamine và nhựa ABS - một loại nhựa nhiệt rắn, không cháy, để lâu trong không khí màu sắc biến đổi nhẹ, phân huỷ ở 345oC.

Đây là loại nhựa có tính năng chịu nhiệt, cứng, độ bền cao, ... nhưng sẽ bị phân huỷ dưới nhiệt độ của ngọn lửa nhà bếp (có thể trên 1.000 độ C). Nhựa melamine khi nuốt hoặc hít vào phổi hoặc bị hấp thụ qua da lâu ngày có thể gây ung thư hoặc vô sinh.

Đũa melamine lúc mới mua về có độ bóng láng cao, dễ rửa sạch thức ăn bám trên bề mặt, nhưng sau thời gian sử dụng, đũa sẽ biến dạng, sần sùi, bong tróc, nếu không thay thì một lượng nhựa từ đũa sẽ vào cơ thể theo đường thức ăn.

Run rẩy ăn bát đũa Tàu yểm đầy chất độc ảnh 2


Theo các chuyên gia, loại thìa gỗ độc không thua gì thìa nhựa.

Thìa gỗ Trung Quốc có chất gây ung thư

Những chiếc thìa xới cơm, đảo thực phẩm bằng gỗ xuất xứ từ Trung Quốc đang được bày bán tràn lan. Với giá từ 7.000- 10.000 đồng, những chiếc thìa gỗ này là lựa chọn của nhiều gia đình có thu nhập bình dân.

Một người bán hàng tại chợ Nguyễn Sơn (Gia Lâm, HN) cho biết trên báo VietQ: Các loại thìa gỗ đang bán rất "đắt khách". Dùng thìa gỗ đơm, xới cơm vừa dễ dàng, lại dễ rửa và không độc hại như dùng thìa nhựa.

Loại thìa gỗ Trung Quốc này được bọc trong túi ni-lông kín, khi bỏ ra khỏi túi có mùi sơn rất hắc, miết mạnh tay một chút là chất sơn đã nhuộm ra cả tay.

Người bán hàng cho biết, người ta sản xuất, muốn hàng bắt mắt thì phải dùng sơn và vecni thì thìa mới bóng đẹp. Cứ đem về, luộc qua là màu sơn, mày vecni sẽ ra hết.

Nhiều người tiêu dùng đinh ninh rằng loại thìa gỗ này không gây độc như thìa nhựa. Hơn nữa, loại thìa gỗ này khá bền, giá lại trẻ nên được nhiều người tin tưởng chọn mua.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia hóa học vecni và sơn để tạo độ bóng cho sản phẩm này rất độc hại cho người sử dụng.

Đĩa Trung Quốc chứa gói chất lạ.

Run rẩy ăn bát đũa Tàu yểm đầy chất độc ảnh 3


Hai gói chất lạ trong đĩa Trung Quốc.

Theo báo Nhân dân điện tử, đầu tháng 4 năm 2013, bà Nguyễn Thị Thơ (xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện hai gói lạ nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa trong một chiếc đĩa bị vỡ.

Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ "Made in China". Những chiếc đĩa như thế này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều hộ gia đình Việt Nam hiện nay, ở cả nông thôn và thành phố.

Hai gói "lạ" được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần.

Quan sát kỹ thì thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.

Run rẩy ăn bát đũa Tàu yểm đầy chất độc ảnh 4


Hộp xốp đựng thức ăn độc hại.

Hộp xốp Trung Quốc độc hại

Năm 2010, các nhà chức trách Trung Quốc đã thu giữ 7,2 triệu hộp xốp đựng thực phẩm độc hại tại thành phố Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây ở miền Đông. Bảy công ty tại tỉnh này đã bị phanh phui về việc sản xuất các loại hộp đựng thực phẩm bị cấm này.

Trung Quốc từng ban hành lệnh cấm sử dụng hộp xốp để đựng thực phẩm năm 2009, song trên thực tế nó vẫn được sử dụng rộng rãi tại nhiều khu vực trên toàn quốc, từ Nam Xương cho tới Thượng Hải.

Khi sử dụng hộp xốp đựng thực ăn, hơi nóng có thể khiến các tạp chất độc hại trong hộp dính vào thức ăn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng.

Theo Hạnh Nguyên
Theo Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam
MỚI - NÓNG
Sáng mai, tọa đàm về quản lý tài chính cá nhân, cơ hội việc làm ngành ngân hàng
Sáng mai, tọa đàm về quản lý tài chính cá nhân, cơ hội việc làm ngành ngân hàng
TPO - Nhằm mang đến cho sinh viên bức tranh tương đối toàn diện về cơ hội việc làm trong nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng, Báo Tiền Phong phối hợp cùng Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức tọa đàm “Quản lí tài chính cá nhân, cơ hội việc làm trong ngành Tài chính ngân hàng” vào sáng 4/10 tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Ngày Thẻ Việt Nam năm 2024.