'Rồng lửa’ S-300 xuất hiện trong cuộc tập trận của NATO

Hệ thống tên lửa S-300
Hệ thống tên lửa S-300
TPO - Hy Lạp đã thử nghiệm hệ thống phòng không S-300 trong cuộc tập trận tên lửa của NATO với sự tham gia của quân đội Đức, Hà Lan và Mỹ, diễn ra từ ngày 23-27/11 tại bãi tập Crete.

Theo Daily Sabah trích dẫn các nguồn tin quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30/11 cho biết các tên lửa phòng không và các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung và tầm ngắn do Nga, Mỹ và Đức sản xuất đã được thử nghiệm trong cuộc tập trận chung.

Ngoài S-300 có xuất xứ từ Nga, nhiều hệ thống phòng không khác, bao gồm TOR-M1, OSA-AKM, Hawk, ASRAD và hệ thống phòng không di động Stinger (MANPAD) đã được thử nghiệm trong cuộc diễn tập.

 Theo The Defense World, Hy Lạp đã thử nghiệm hệ thống phòng không S-300 để đáp trả việc Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống phòng không S-400.

 Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã thử nghiệm hệ thống phòng không S-400 vào ngày 16/10 để đáp trả việc Hy Lạp tập trận với các máy bay chiến đấu tiên tiến như Rafales của Pháp và F-16 Desert Falcons của UAE. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Hy Lạp đang chuẩn bị mua các máy bay phản lực tiên tiến để chống lại hoạt động thăm dò của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải.

 Các chuyên gia quân sự cũng đã đặt ra câu hỏi lớn khi Mỹ cho phép Hy Lạp mua và thử nghiệm các hệ thống phòng không của Nga nhưng lại phản đối mạnh mẽ việc Thổ Nhĩ Kỳ mua và thử nghiệm S-400, bất chấp những lập luận rằng "Các hệ thống S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được sử dụng giống như S-300 của Hy Lạp được sử dụng trong NATO."

 Mỹ đã thêm vào căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp khi thẳng tay loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình F-35 và những chiếc máy bay do nước này đặt hàng sẽ được bán cho Hy Lạp.

Hệ thống S-300 PMU1 ban đầu được Cộng hòa Síp mua lại từ Nga vào giữa những năm 1990, nhưng sau đó được chuyển giao cho Hy Lạp. Athens đã triển khai hệ thống này ở Crete vào năm 1998. Ngoài S-300 Hy Lạp còn sở hữu các hệ thống phòng không TOR-M1 và OSA-AKM (SA-8B).

Theo một số nguồn tin, tính năng đặc biệt của phiên bản S-300PMU-2 Nga nâng cấp cho Hy Lạp là chúng có thể đồng bộ hóa tất cả các thành phần như radar điều khiển hỏa lực, radar tìm kiếm mục tiêu, xe phóng trong môi trường chiến thuật thống nhất.

Vì vậy chúng sẽ tạo thành một mạng lưới phòng thủ nhiều tầng giúp đối phó hiệu quả với những cuộc tấn công từ trên không. Đây là tính năng mà S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ dù tối tân hơn những cũng không có.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).