Rô-bốt tích hợp trí tuệ nhân tạo mổ não khi bệnh nhân đang nói chuyện

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bệnh nhân được thực hiện ca mổ bằng trong rô-bốt thế hệ mới Modus V Synaptive tích hợp trí tuệ nhân tạo là Phạm Thị Thu Tr (23 tuổi, quê An Giang) vào tháng 5/2023. Điều đặc biệt là bệnh nhân vẫn trong tình trạng tỉnh táo và giao tiếp tốt trong khi các bác sĩ thực hiện ca mổ.

ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM cho biết, đơn vị này đã thực hiện thành công ca mổ não bằng trong rô-bốt thế hệ mới Modus V Synaptive tích hợp trí tuệ nhân tạo.

Bệnh nhân được thực hiện ca mổ bằng trong rô-bốt thế hệ mới Modus V Synaptive tích hợp trí tuệ nhân tạo là Phạm Thị Thu Tr (23 tuổi, quê An Giang) vào tháng 5/2023. Điều đặc biệt là bệnh nhân vẫn trong tình trạng tỉnh táo và giao tiếp tốt trong khi các bác sĩ thực hiện ca mổ.

Rô-bốt cho thấy rõ các bó dẫn truyền thần kinh xung quanh khối u trên cùng một hình ảnh, thiết lập mổ mô phỏng 3D trên phần mềm chuyên dụng để bác sĩ có thể chọn vị trí mở hộp sọ và đường tiếp cận khối u an toàn nhất, giúp bệnh nhân mắc bệnh u não hiểm nghèo có thể hồi phục sức khoẻ.

Sau ca mổ, khối u trong não bệnh nhân được loại bỏ hoàn toàn. Không chỉ vượt qua nguy kịch, bệnh nhân còn bình phục kỳ diệu, sau mổ 3 ngày, người bệnh tập vật lý trị liệu, đi lại được và xuất viện sau 1 tuần can thiệp và điều trị.

Khoảng 6 năm trước, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau đầu, tê chân tay. Tình trạng bệnh diễn tiến ngày càng nặng khiến người bệnh khó nuốt, buồn nôn, chóng mặt, đi lại khó khăn. Đến bệnh viện kiểm tra, người bệnh được bác sĩ chẩn đoán có khối u với kích thước lớn trong não.

Sau chẩn đoán, các bác sĩ tại Bệnh viện Tâm Anh đã chỉ định cho người bệnh thực hiện cuộc phẫu thuật bóc tách u não bằng rô-bốt. Những công nghệ hiện đại được tích hợp trong rô-bốt mổ não thế hệ mới Modus V Synaptive tích hợp trí tuệ nhân tạo đã giúp các bác sĩ thực hiện thành công cuộc mổ đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao.

Rô-bốt tích hợp trí tuệ nhân tạo mổ não khi bệnh nhân đang nói chuyện ảnh 1

BS Chu Tấn Sĩ (thứ 2 từ trái sang) được mệnh danh là bàn tay vàng trong lĩnh vực phẫu thuật rô-bốt (ảnh: BVCC)

Theo ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Modus V Synaptive là hệ thống rô-bốt hiện đại trong ngành phẫu thuật thần kinh tại Việt Nam. Hiện trên toàn cầu mới chỉ có 10 quốc gia ứng dụng rô-bốt này, đa số ở Châu Âu, Mỹ. Tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM là đơn vị đầu tiên ứng dụng robot Modus V Synaptive vào phẫu thuật cho người bệnh.

Rô-bốt cho phép phẫu thuật viên thấy rõ các bó dẫn truyền thần kinh xung quanh khối u trên cùng một hình ảnh, thiết lập mổ mô phỏng 3D trên phần mềm chuyên dụng. “Đây là khác biệt mà các kỹ thuật, máy móc truyền thống không làm được. Nhờ vậy, bác sĩ chủ động chọn vị trí mở hộp sọ, chọn đường tiếp cận khối u an toàn nhất, đảm bảo không phạm phải hay cắt đứt các bó sợi thần kinh và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến mô não lành xung quanh” - bác sĩ Chu Tấn Sĩ cho hay.

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ cho biết thêm, nhờ vào hình ảnh thu được, phần mềm chuyên dụng cho phép bác sĩ tiến hành mổ mô phỏng. Trong suốt quá trình này, bác sĩ được chủ động chọn vị trí mở hộp sọ, lựa chọn đường phẫu thuật tiếp cận khối u hay vùng bệnh lý hiệu quả mà không phạm phải hay làm tổn thương các bó sợi thần kinh và hạn chế tối đa ảnh hưởng mô não lành.

Rô-bốt giám sát suốt quá trình mổ có thể giúp đảm bảo bác sĩ tuân thủ đường mổ đã xác lập khi mổ mô phỏng. Trường hợp bác sĩ có đường tiếp cận đi lệch so với mổ mô phỏng hoặc dụng cụ mổ đặt ở vị trí chưa phù hợp, rô-bốt lập tức cảnh báo để bác sĩ thao tác an toàn.

Với những ca phẫu thuật có thay đổi đột ngột dù hiếm xảy ra, như kích thước khối u não tăng đột biến, thay đổi không gian vị trí các khối u, các vùng não do mở hộp sọ có giải áp sọ, rô-bốt cho phép bác sĩ truy vấn các dữ liệu ngay trên màn hình mà không phải truy cập lại các dữ liệu ở nhiều thiết bị khác nhau.

Điều này giúp bác sĩ có thể kịp thời đưa ra quyết định ngay trong cuộc phẫu thuật mà không phải dừng cuộc mổ. Đặc biệt, rô-bốt này còn có khả năng tự di chuyển theo dụng cụ phẫu thuật, điều khiển bằng giọng nói, hình ảnh rõ nét trung thực, có những góc nhìn mà kính vi phẫu truyền thống không thể nhìn thấy được.

Rô-bốt tích hợp trí tuệ nhân tạo mổ não khi bệnh nhân đang nói chuyện ảnh 2

Rô-bốt mổ não thế hệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát huy hiệu quả tối ưu trong phẫu thuật (ảnh: BVCC)

“Một khả năng đặc biệt, nổi bật của dòng Robot V Synaptive chính là bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật trong lúc bệnh nhân tỉnh và giao tiếp được. Phương thức mổ tỉnh có thể áp dụng cho các trường hợp phẫu thuật xuất huyết não hoặc mổ vùng não chịu trách nhiệm chức năng vận động. Khi đó, bác sĩ có thể giao tiếp, yêu cầu người bệnh thao tác khi cần để đảm bảo không làm tổn thương các dây thần kinh hay mô não lành tương ứng” - bác sĩ Chu Tấn Sĩ chia sẻ.

Sử dụng hệ thống Robot trí tuệ nhân tạo trong Phẫu thuật sọ não – cột sống là những giải pháp tiên tiến, hiệu quả, sẽ được TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ trình bày sâu hơn tại Tại Hội thảo “Giải pháp hướng tới mục tiêu trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe Khu vực ASEAN”. Hội thảo do Bộ Y tế phối hợp với Báo Tiền Phong tổ chức vào sáng 19/10, tại TPHCM.

Rô-bốt tích hợp trí tuệ nhân tạo mổ não khi bệnh nhân đang nói chuyện ảnh 3

MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.