Ra mắt mô hình “đại học số” đầu tiên ở Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tập đoàn Công nghệ CMC đã tổ chức lễ khai giảng khóa 1 năm học 2022 – 2023, đồng thời ra mắt Trường ĐH CMC, với kỳ vọng xây dựng, vận hành được một mô hình “đại học số”.

Phát biểu tại sự kiện, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ TT&TT cho hay, đại học (ĐH) số mà Trường ĐH CMC đang hướng tới với nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Công nghệ CMC chính là lời giải cho bài toán về nhân lực số mà Việt Nam đang rất cần.

Ra mắt mô hình “đại học số” đầu tiên ở Việt Nam ảnh 1

Bộ TT&TT tin tưởng rằng Trường ĐH CMC sẽ có cách tiếp cận riêng của mình về chuyển đổi số, sẽ có một ĐH số phiên bản CMC đào tạo cho đất nước những cử nhân số, kỹ sư số, lãnh đạo số xuất sắc. Đây sẽ là đóng góp quan trọng của Trường cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Cũng tại sự kiện, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Hội đồng trường cho biết tập đoàn Công nghệ CMC đã nắm bắt tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cho ra đời Trường ĐH CMC với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ, để đổi mới và sáng tạo cho đất nước, tạo môi trường học tập suốt đời thông qua nguồn tài nguyên giáo dục mở với phương pháp dạy mang tính tương tác cao, với các thiết bị thông minh, phục vụ cho mọi người, giúp sinh viên có cơ hội học ở mọi nơi, mọi thời điểm.

Trước đó, giải thích về mô hình “ĐH số” với giới báo chí, ban giám hiệu Trường ĐH CMC cho biết, “ĐH số” không phải là ĐH “ảo”, vẫn tổ chức hoạt động dạy học trong không gian thực, với cơ sở vật chất đang được xây dựng và hứa hẹn là sẽ khang trang, hiện đại. Mối quan hệ tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa các sinh viên, là tương tác thực.

Nhưng nhà trường sẽ tích cực khai thác thế mạnh của việc sử dụng chung tài nguyên thông tin bằng cách xây dựng tích hợp dữ liệu thống nhất, các nguồn tài nguyên dùng chung, phát triển kho học liệu số, học liệu mở dùng chung; các nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu, các hệ thống phòng thí nghiệm dùng chung...

Nhà trường ứng dụng hệ thống điều hành trung tâm, hệ thống giám sát lớp học, hệ thống giám sát an ninh, lớp học thông minh, ứng dụng kết nối cho giảng viên, sinh viên qua smartphone…

Tất cả các quy trình thủ tục, thi cử, đánh giá, học liệu, thư viện điện tử,… đều được chuyển đổi số để đảm bảo tiêu chí: “paperless - không giấy tờ, cashless - không tiền mặt, touchless - không chạm”. Nhà trường sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở các hoạt động, từ hệ thống học thuật số hóa, hệ thống nghiên cứu số hóa đến hệ thống thông tin quản lý số hóa và các mặt khác.

Được biết, Trường ĐH CMC vốn là Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu. Sau khi Tập đoàn CMC mua lại trường thì đổi tên, và tuyển sinh khoá 1 trên cơ sở 5 ngành học mà Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu đã tuyển sinh 7 năm trước đó (Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Thiết kế đồ hoạ, ngôn ngữ Hàn Quốc, ngôn ngữ Nhật Bản).

Từ năm 2023, trường sẽ tuyển sinh thêm 5 ngành mới, chủ yếu là các ngành công nghệ. Trong đó có những ngành kén người học và đòi hỏi đầu tư tốn kém nên ít trường tư dám mở như khoa học máy tính, kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.