Quét mắt để phát hiện nói dối

Máy phát hiện nói dối kiểu truyền thống thường khiến người bị kiểm tra khó chịu. Ảnh: Isciencemag.
Máy phát hiện nói dối kiểu truyền thống thường khiến người bị kiểm tra khó chịu. Ảnh: Isciencemag.
TPO - Báo chí Mỹ đưa tin, gần 500 khách hàng ở 40 nước, trong đó có một số cơ quan tình báo, ngoại giao, doanh nghiệp Mỹ, hiện sử dụng máy phát hiện nói dối thế hệ mới EyeDetect để sàng lọc ứng viên.

Ngồi trước máy phát hiện nói dối Converus EyeDetect, người ta không thể không nghĩ đến phim “Blade Runner”. Trong bộ phim khoa học viễn tưởng kinh điển năm 1982, nhân vật thám tử do Harrison Ford đóng phân biệt con người tự nhiên (người thật) và con người nhân tạo (robot cao cấp) bằng cách sử dụng thiết bị Voight-Kampff theo dõi chuyển động của mắt khi họ trả lời các câu hỏi.

Các câu hỏi mà máy EyeDetect đưa ra đơn giản hơn và hình phạt cho người nói dối cũng nhẹ hơn (trong phim, thám tử rút súng bắn). Nhưng ý tưởng cơ bản là giống nhau. Đó là nắm bắt những thay đổi rất nhỏ trong mắt của người ngồi trước máy EyeDetect bằng cách đo lường sự giãn nở của con người, thời gian phản ứng… Tóm lại, đó là loại máy phát hiện nói dối thế hệ mới.

Ngành công nghiệp 2 tỷ USD

Các bài kiểm tra phát hiện nói dối sử dụng máy móc cấu thành ngành công nghiệp trị giá 2 tỷ USD ở Mỹ. Và dù nhiều khi đưa ra kết quả không chính xác, chúng vẫn được sử dụng rộng rãi để sàng lọc ứng viên vào các công việc do chính phủ trả lương.

Năm 2014, công ty Mỹ Converus tung ra EyeDetect với lời giới thiệu đây là thiết bị thay thế máy phát hiện nói dối truyền thống vì cho ra kết quả chính xác hơn, nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Hiện nay, loại máy phát hiện nói dối mới này được nhiều cơ quan liên bang hoặc bang sử dụng để sàng lọc ứng viên.

Quét mắt để phát hiện nói dối ảnh 1 Chụp ảnh mắt để phát hiện những thay đổi rất nhỏ có thể dẫn tới kết luận nói dối hay nói thật. Ảnh: Polygraph Institute.

Cựu sĩ quan cảnh sát Jon Walters hiện điều hành công ty Public Safety Testing chuyên sàng lọc ứng viên cho lực lượng cảnh sát, cứu hỏa và y tế ở bang Washington và nhiều bang khác ở Mỹ. Ông Walters nói rằng, khác với máy phát hiện nói dối truyền thống cần nhân lực trình độ cao để vận hành, EyeDetect hoạt động gần như tự động với tốc độ cao và quan trọng là loại bỏ được yếu tố thiên kiến luôn tồn tại ở con người.

Bài kiểm tra với máy phát hiện nói dối truyền thống kéo dài 2-4 giờ, trong khi với EyeDetect chỉ mất 30 phút. Ngoài ra, đối tượng bị kiểm tra chỉ việc ngồi đó, nhìn vào EyeDetect, chứ không phải bị gắn nhiều thứ dây dợ lên người, ông Walters nói.

Với EyeDetect, camera hồng ngoại sẽ quét mắt, chụp 60 ảnh/giây, trong khi người người bị kiểm tra trả lời các câu hỏi trên máy tính bảng Microsoft Surface. Dữ liệu sẽ được đưa vào máy chủ của Converus, nơi thuật toán học máy tính toán xem đối tượng bị kiểm tra nói thật hay nói dối.

Converus nói rằng, EyeDetect là máy phát hiện nói dối chính xác nhất hiện nay với độ chính xác là 86%. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, độ chính xác của máy phát hiện nói dối truyền thống là 65-75%. Một số chuyên gia cho rằng, độ chính xác của EyeDetect có thể cao hơn nhưng không tin đó là công nghệ hoàn toàn mới. “Converus gọi EyeDetect là máy phát hiện nói dối công nghệ mới, nhưng về bản chất thì cũng giống máy phát hiện nói dối truyền thống thôi”, nhà nghiên cứu độc lập Vera Wilde nói.

Ngành tình báo, ngoại giao, cảnh sát, doanh nghiệp… sử dụng

Converus thông báo, gần 500 khách hàng ở 40 nước hiện sử dụng EyeDetect để sàng lọc ứng viên. Tại Mỹ, chính phủ liên bang và 21 cơ quan thực thi pháp luật cấp liên bang và cấp bang đang dùng loại máy thế hệ mới này.

Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ trả Converus 25.000 USD để sử dụng EyeDetect khi tuyển dụng người Guatemala làm việc cho Đại sứ quán Mỹ tại Guatemala, tạp chí Mỹ Wired đưa tin. Converus nói rằng công nghệ của hãng cũng được dùng trong một cuộc điều tra nội bộ tại Đại sứ quán Mỹ ở Paraguay.

Theo Converus, cơ quan tình báo quốc phòng và cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới của Mỹ cũng đang thử nghiệm công nghệ này. Một số cơ sở riêng biệt của Best Western, FedEx, Four Points, McDonald's, IHOP ở Guatemala and Panama đã sử dụng công nghệ EyeDetect trong 3 năm qua (Theo một luật liên bang, trên đất Mỹ, hầu hết các công ty tư nhân không được sử dụng máy phát hiện nói dối đối với nhân viên hoặc người mới tuyển mộ).

Hơn 4 năm qua, Converus nghiên cứu các biện pháp đối phó mà đối tượng bị kiểm tra nói dối có thể dùng để qua mặt EyeDetect như nheo mắt, tra thuốc nhỏ mắt… Dựa trên các nghiên cứu này và thực tế khó nói dối khi phải trả lời nhanh và liên tục, Converus tuyên bố hệ thống của hãng xử lý hiệu quả mọi biện pháp đối phó.

Mỹ mỗi năm thực hiện 2,5 triệu bài kiểm tra phát hiện nói dối

Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 2,5 triệu bài kiểm tra sử dụng máy phát hiện nói dối với tổng chi phí 2 tỷ USD. Máy phát hiện nói dối loại truyền thống thường được “mua đứt bán đoạn”, còn Converus tính phí cho mỗi lần sử dụng EyeDetect. Năm 2017, Converus tính phí các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ 60-80 USD cho mỗi lần kiểm tra.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.