Quay, chụp và ném

Quay, chụp và ném
TP - Mấy ngày qua, mạng xã hội thi nhau ném đá vào mấy cô cậu phóng viên vừa xúm nhau chụp hai bảo mẫu trong một bức hình đang trôi nổi trên mạng. Chụp cảnh hai người đàn bà tay không trơ trọi thuỗn mặt đứng dựa lưng vào tường.

> Mẹ bảo mẫu hành hạ trẻ xin tha thứ cho con
> ‘Nước mắt tôi ứa ra khi thấy họ hành hạ các bé’

Của đáng tội, vụ việc bạo hành trẻ đang nóng sốt dư luận, là phóng viên thì phải “lao vào” thôi. Có điều, nếu có chút nghiệp vụ sẽ chẳng bao giờ xếp hàng chen nhau chụp ảnh theo kiểu ấy. Bất nhẫn hay không chưa bàn, mà bởi nó vô ích, hình ảnh không có thông tin. Kết cục, lên mạng thấy các báo dùng toàn những hình ảnh, nếu không cắt từ clip ra thì cũng “cọp” từ facebook của hai đương sự.

Thành ra bức hình “chụp người chụp” lại “đắt giá” nhất. Không rõ còn có tay máy nào “chụp người chụp người chụp” nữa không?!

Mạng xã hội thật lợi hại. Nhiều khi cảm giác nó như loài sinh vật háu đói, có khả năng biến hình thoát xác cao độ và sẵn sàng lăn đùng ra…“sốc, choáng” với mọi biên độ xúc cảm. Nhưng nó cũng lại là kênh giám sát hữu hiệu báo chí. Báo chí và mạng xã hội luôn nghe ngóng nhau, tựa hờ vào lưng nhau, nhiều lúc còn “dẫn dắt” lẫn nhau.

Ngày càng nhiều clip, hình ảnh người dân chộp được tại hiện trường, những hôi bia, hành hung người bán hàng rong, vi phạm luật giao thông còn thách thức, hành hung cảnh sát… giúp nhà chức trách và nhà báo nhanh chóng lên tiếng, ra tay. Nhưng còn nhiều gấp trăm lần như thế là những đoạn phim, hình ảnh nhơ nhuốc, phản cảm được tung lên mạng xã hội.

Vừa thấy trên HBO chiếu phim hành động Mỹ có tên “15 phút”. Hai tên tội phạm từ Đông Âu vào Mỹ với kế hoạch thực hiện những cảnh giết người man rợ, quay phim rồi bán cho báo chí truyền thông, có tiền lại được “nổi tiếng”! Đỉnh điểm là đoạn băng quay vụ chúng giết viên thanh tra hình sự nổi tiếng New York là Eddie Flemming (Robert De Niro thủ vai) được bán cho một kênh truyền hình với số tiền lớn.

Có tiền, chúng thuê luật sư bào chữa thành công với lý do bị “tâm thần”… Đoạn băng tội ác được phát trên kênh truyền hình nọ thu hút đông đảo người xem, nhưng với một thái độ giận dữ, kinh tởm cực độ. Kẻ ác cuối cùng phải đền tội. Cũng như giới hạn buộc phải có của báo chí truyền thông, mạng xã hội, dù “tự do” đến mức nào.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.