Quả vải - Sinh tinh, dưỡng huyết

Không chỉ là loại quả ngon, vải còn cho ta nhiều loại thuốc quý.
Không chỉ là loại quả ngon, vải còn cho ta nhiều loại thuốc quý.
Khi những ngày hè tháng sáu ở thời kỳ oi ả nhất, cũng là lúc tại các chợ ngập tràn sắc màu rực rỡ của một loại quả dân dã, ngọt ngào mà không kém phần thanh tao, quý giá đó là trái vải. Không chỉ là loại quả ngon, vải còn cho ta nhiều loại thuốc quý.

Theo Đông y, vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc. Xin giới thiệu cách dùng quả vải để bổ thận tráng dương, kéo dài tuổi thọ.

Ngâm rượu: cùi vải khô (lệ chi nhục) 7g, nhân sâm 24g, thục địa 15g, kỷ tử 15g, dâm dương hoắc 9g, viễn chí 9g, đinh hương 9g, trầm hương 3g, bạch tật lê 9g, rượu trắng 1.000ml. Các vị thuốc thái vụn, ngâm vưới rượu trong bình kín, sau chừng 7-10 ngày là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 1 chén nhỏ, uống nhấp môi từ từ từng ít một, nói như cổ nhân là phải uống nghìn lần mới hết một chén rượu (thiên khẩu nhất bôi). Tác dụng: bổ thận tráng dương, sinh tinh dưỡng huyết, làm đen râu tóc và kéo dài tuổi thọ.

Hoặc cùi vải tươi 500 - 1.000g ngâm vào một lít rượu 7 - 10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml tốt cho người suy nhược thần kinh, liệt dương.

Món ăn tráng dương: cùi vải tươi, tôm nõn 200g, rau cải 2 cây, muối 1/5 thìa, đường 1/4 thìa cà phê, tinh bột 1/4 thìa cà phê, lòng trắng trứng gà, 3 thìa canh nước. Vải bỏ vỏ và hạt. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào tôm ướp khoảng 30 phút cho vào máy xay rồi nặn viên cho vào trong cùi vải, cho vào nồi, đun to lửa hấp cách thủy 5 phút và bày ra đĩa. Trộn đều nước, muối, đường, tinh bột với nhau cho vào nồi đun nhỏ lửa khoảng 5 phút, sau đó cho lòng trắng trứng gà vào trở thành nước sốt. Rau cải xanh luộc chín bày lên cạnh đĩa, đổ nước sốt lên trên viên vải nhồi tôm ăn khi còn nóng.

Nam giới thoát vị bẹn, viêm đau tinh hoàn: hạt vải rửa sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần rốn hạt, gọt bỏ lớp vỏ cứng, màu nâu bên ngoài, thái dọc củ thành những phiến mỏng 3-5mm, phơi hoặc sấy khô,sao vàng; tiêu hồi (sao qua), quất hạch (hạt quýt) sao vàng. Cả 3 vị đồng lượng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Trẻ em theo tuổi giảm liều. Cũng có thể chỉ dùng riêng hạt vải đốt thành than, hòa vào rượu uống, với liều 4-6g.

Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh: hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày 2 lần.

Phụ nữ đau bụng dưới hạt vải thái phiến như trên, sao đen, đại hồi vi sao đồng lượng (4-8g) tán bột mịn, uống với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

Sa dạ con: dùng cùi vải tươi 500g sắc uống. Hoặc ngâm rượu uống.

Dạ con sau đẻ lâu co: cùi vải khô 10 quả sắc uống.

Kiêng kỵ: người đang có bệnh thuộc dương, có hoả nhiệt, âm hư hoả vượng, đường huyết cao không nên ăn vải.

Theo BS. Phó Thuần Hương

Theo Sức khỏe đời sống
MỚI - NÓNG