Y học cổ truyền của nhiều nước dùng khế để cải thiện sức khỏe sau những cơn say bí tỉ và trị say nắng...
Nước ép từ quả khế có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng cách thoa trực tiếp vào những vùng da bị ảnh hưởng.
Người mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể cắt quả khế ra và đun sôi với một chén nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng nửa chén, chia ra uống 2 lần/ngày.
Đông y còn dùng hoa khế để trị bệnh sốt rét, lấy lá khô chữa ung loét đường tiêu hóa.
Khoa học hiện đại đã xác định trong thành phần của khế múi, có các chất theo g%: nước 92, protid 0,6, glucid 3,1; cellulose 2,6; và theo mg%: calcium 10; phosphor 8; sắt 0,9; caroten 160; vitamin B1 0,05; vitamin C 30.
Cả phương Đông lẫn phương Tây đều sớm biết công dụng y học của khế, và tên của người thầy thuốc và triết gia Arập Averrhoes (thế kỷ 12) đã được dùng để đặt tên cho cây khế.
Averrhoes đã phát hiện khế là một dược liệu tốt, dùng trộn với hồ tiêu để làm toát mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để làm tiêu tan sự rã rời, bải hoải; còn dùng chữa bệnh ngứa, kích thích hoạt động của mắt, chữa ho , sưng hạch tiết nước bọt, viêm họng, đau thấp khớp, phù thũng.
Chất xơ hoà tan trong quả khế còn có khả năng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và ngừa bệnh tim mạch.
Không chỉ vậy, thành phần beta carotene trong quả khế còn có tác dụng chuyển hoá thành vitamin A giúp tăng cường thị lực.
Quả khế còn có khả năng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các bệnh tật nhờ vào lượng vitamin C dồi dào chứa.
Vitamin C là một loại chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp chất collagen làm da mặt mịn màng và tràn đầy sức sống.
Lá khế còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian để trị viêm họng, ho khan, ho có đờm, nổi mề đay và mẩn ngứa.
Bạn cũng có thể dùng lá và rễ cây khế phơi khô, xay nhuyễn đắp lên vết thương để điều trị bệnh thuỷ đậu và bệnh sởi cho trẻ em.
Khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất kali, phốt pho, kẽm và sắt có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
Uống nước ép khế thường xuyên cũng là cách làm hay để hạ sốt, trị nhức đầu, giải rượu, bia, chống táo bón, lợi tiểu và trị các bệnh về gan.
Lưu ý: Những người mắc các bệnh về thận cần tránh ăn khế vì khế có chứa nhiều axít oxalic . Chất này sẽ tích lũy ở những quả thận yếu ớt, vì axít oxalic dễ gây ra sỏi thận nặng hơn.
Chất axít này còn cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể nên những người còi xương, có vấn đề xương khớp, trẻ dưới năm tuổi nên hạn chế ăn.
Người đau dạ dày hoặc đang đói cũng không nên ăn khế, đặc biệt khế chua.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt, mất ngủ...