Các chuyên gia nói gì về hiện tượng mất ngủ thời 4.0

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo các chuyên gia, mất ngủ là căn bệnh thường gặp trong thời đại 4.0. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này. 

Sáng 20/12, Báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm trực tuyến “Rối loạn giấc ngủ, căn bệnh thời 4.0”. Các khách mời đã có những chia sẻ quan trọng về chứng rối loạn giấc ngủ và cách chữa trị.

Các chuyên gia nói gì về hiện tượng mất ngủ thời 4.0 ảnh 1
Các chuyên gia nói gì về hiện tượng mất ngủ thời 4.0 ảnh 2

Toàn cảnh buổi tọa đàm trực tuyến “Rối loạn giấc ngủ, căn bệnh thời 4.0”. Ảnh: Phạm Nguyễn

Bác sĩ Đặng Nhất Tâm, Phó khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho hay một người trưởng thành cần 7-9 giờ để ngủ mỗi ngày. Nếu ngủ đúng chu kỳ, tất cả các cơ quan trong cơ thể sẽ được nghỉ ngơi để nạp năng lượng, sắp xếp lại mọi thứ và bắt đầu một chu kỳ mới.

Ngược lại, khi ngủ không đủ giấc, con người sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, đặc biệt là căng thẳng thần kinh, sa sút trí nhớ và giảm khả năng tư duy. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh lý về hô hấp, miễn dịch cũng có liên quan tới giấc ngủ.

Các chuyên gia nói gì về hiện tượng mất ngủ thời 4.0 ảnh 3

Bác sĩ Đặng Nhất Tâm, Phó khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Chia sẻ góc nhìn chuyên môn, Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Trần Thiên Quân, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, bày tỏ trong một đêm, mỗi người sẽ trải qua 4-5 chu kỳ ngủ.

Với từng lứa tuổi khác nhau, thời gian ngủ của mỗi người là khác nhau. Trẻ sơ sinh có thể ngủ 16-18 giờ mỗi ngày. Trẻ em dưới 10 tuổi thì có thể ngủ 8-10 giờ, thanh thiếu niên, người trưởng thành thì ngủ khoảng 8 giờ. Đến tuổi trung niên, mỗi người thường chỉ ngủ 5-6 giờ.

“Có những người cảm thấy chỉ cần ngủ một đêm 6 tiếng. Tuy nhiên, cũng có những người ngủ 10 tiếng nhưng cũng không thấy đủ. Có thể do bệnh lý hoặc phụ thuộc vào bệnh lý kèm theo”, bác sĩ Quân giải thích.

Các chuyên gia nói gì về hiện tượng mất ngủ thời 4.0 ảnh 4

Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Trần Thiên Quân, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Trả lời câu hỏi những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Tự Quốc Tuấn - Trưởng Khoa Nội thần kinh kiêm Phó Giám Đốc Bệnh viện Triều An, đánh giá việc này đòi hỏi nhiều yếu tố.

Vị chuyên gia cho hay, trước khi ngủ, nhiều người có thói quen xem phim kinh dị, tình cảm tâm lý hoặc uống những chất kích thích, vận động quá mức. Đây là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ. Một yếu tố khác cũng cần lưu tâm là các bệnh lý liên quan. Khi đang điều trị bệnh, nhiều người có thể bị khó ngủ vì sử dụng một số loại thuốc.

Các chuyên gia nói gì về hiện tượng mất ngủ thời 4.0 ảnh 5

Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Tự Quốc Tuấn- Trưởng Khoa Nội thần kinh kiêm Phó Giám Đốc Bệnh viện Triều An chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: Phạm Nguyễn

Đưa ra lời khuyên, bác sĩ Tuấn nhấn mạnh giấc ngủ có vai trò quan trọng và không nên coi thường việc mất ngủ. Để có giấc ngủ sâu, mỗi người không nên lạm dụng chất kích thích, không sa vào tranh cãi, lo lắng công việc.

Các chuyên gia nói gì về hiện tượng mất ngủ thời 4.0 ảnh 6

DS An Mạnh Hùng- Tổng giám đốc Công ty CP Dược Đại Nam chia sẻ tại toạ đàm

"Vì áp lực cuộc sống, trước khi ngủ mỗi người cứ lo âu, căng thẳng dẫn tới mất ngủ. Ngày hôm sau sẽ uể oải, hiệu quả công việc kém, dẫn đến không giải quyết được gì cả. Do đó, hãy thả lỏng tinh thần để có được giấc ngủ tốt nhất", bác sĩ Tuấn đưa ra lời khuyên.

MỚI - NÓNG