Sẽ xây dựng Bệnh viện Sản Nhi 400 giường tại Đắk Lắk

TPO - Sở Y tế Đắk Lắk đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng Bệnh viện Sản Nhi 400 giường để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ sơ sinh tại vùng Tây Nguyên.

Ngày 22/8, ông Nay Phi La – Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tham mưu UBND tỉnh về việc xây dựng Bệnh viện Sản Nhi 400 giường để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ sơ sinh trên địa bàn vùng Tây Nguyên. Đề xuất này cũng phù hợp với kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trước đó.

Ông Nay Phi La cho biết, Bộ Y tế đã khuyến khích và các tỉnh khác trên cả nước cũng có Bệnh viện Sản Nhi. Tuy nhiên, Đắk Lắk chưa có. Việc có một bệnh viện chuyên khoa như vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn vùng Tây Nguyên.

Sẽ xây dựng Bệnh viện Sản Nhi 400 giường tại Đắk Lắk ảnh 1

Ngành y tế tham mưu xây dựng Bệnh viện Sản Nhi ngay Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên

Ông Nay Phi La dẫn chứng, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa xảy ra một vụ trẻ 2 ngày tuổi tử vong. Trước khi tử vong, cháu bé được tiêm vắc xin Viêm gan B. Sau khi sự việc xảy ra, sở đã thành lập hội đồng chuyên môn kiểm tra, kết luận trẻ tử vong do nhiễm trùng huyết sơ sinh tổn thương đa cơ quan, theo dõi bệnh tim sớm, sơ sinh non tháng nhẹ cân, không liên quan đến tiêm vắc xin viêm gan B.

Theo ông Nay Phi La, trường hợp cháu bé này tử vong là rất đáng tiếc. Để giảm tỷ lệ tử vong như trường hợp của cháu bé thì các bà mẹ cần được sàng lọc trước sinh. Như vậy sẽ có rất nhiều kỹ thuật để theo dõi các bệnh bẩm sinh hiếm gặp.

"Có trường hợp trẻ vừa chào đời đã tử vong do mắc bệnh hiếm gặp. Nếu được sàng lọc, chẩn đoán sớm thì khi sinh ra sẽ được cấp cứu kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong”. Theo ông Nay Phi La, trước mắt sẽ thành lập Trung tâm sàng lọc sơ sinh tại Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

MỚI - NÓNG
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
TPO - Hàng nghìn khối vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải nhựa, đá tảng, bê tông thải loại từ khu vực đập La Ỷ (cạnh sông Hương đoạn qua phường Phú Thượng, TP. Huế) đổ vào sân bóng, khu dân cư, trường học, gây nguy cơ biến đổi hiện trạng sử dụng đất, làm ô nhiễm môi trường...