Máy bay quân sự Su-22 rơi ở Quảng Nam

TPO - Một máy bay quân sự rơi xuống khu vực bãi đất trống ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Chưa ghi nhận thiệt hại về người. Lực lượng chức năng hiện đang có mặt tại hiện trường
Máy bay quân sự Su-22 rơi ở Quảng Nam ảnh 1Máy bay quân sự Su-22 rơi ở Quảng Nam ảnh 2Máy bay quân sự Su-22 rơi ở Quảng Nam ảnh 3

Hiện trường vụ rơi máy bay quân sự ở Quảng Nam.

Ông Nguyễn Xuân Hòa - Phó Chủ tịch phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, xác nhận, một máy bay quân sự rơi tại địa phương. Hiện, Ban chỉ huy quân sự đã có mặt tại hiện trường.

Máy bay quân sự Su-22 rơi ở Quảng Nam ảnh 4Máy bay quân sự Su-22 rơi ở Quảng Nam ảnh 5Máy bay quân sự Su-22 rơi ở Quảng Nam ảnh 6

Người dân kéo về theo dõi hiện trường vụ việc.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 11h15, một máy bay quân sự bất ngờ rơi xuống khu đất trống khu vực khối Bình Ninh (phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông Hòa cho biết, trước khi máy bay rơi xuống đất thì phi công đã nhảy ra ngoài.

Máy bay này đang bay huấn luyện đã rơi xuống bãi đất trống, đến nay chưa ghi nhận thiệt hại về người.

Các lực lượng quân sự, công an đã có mặt tại hiện trường. Người dân cho biết, nghe một tiếng nổ lớn, tại hiện trường máy bay rơi xuất hiện một hố lớn, rất đông người dân xung quanh kéo đến xem hiện trường.

MỚI - NÓNG
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24h qua khu vực Miền Bắc, Thủ đô Hà Nội có diễn biến giảm mưa gián đoạn. Mưa lớn xuất hiện chủ yếu về đêm, trời mát mẻ với nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C. Dự báo khoảng từ 11/5 khu vực lại đón một đợt không khí lạnh yếu gây mưa diện rộng.
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
TPO - Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là bộ sưu tập gồm 9 đỉnh đồng hay còn gọi là cửu đỉnh, do vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Các chuyên gia nhấn mạnh những bản khắc này được coi là "Địa dư chí lược" của Việt Nam đầu thế kỷ 19 được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với hàng trăm họa tiết được chạm nổi tinh xảo.