Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây

TPO - Việc ngập nước cục bộ tại lý trình Km25+419 trên cao tốc cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây vào ngày 29/7 đang được chủ đầu tư, các chuyên gia, Bộ Giao thông Vận tải xử lý. Tuy nhiên, theo quan sát của PV Tiền Phong, cống hộp tại vị trí này khá nhỏ và mặt đường bị võng xuống khiến nước dễ dàng tràn vào cao tốc cuốn trôi cả ô tô trên đường.
Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 1

Vào sáng 29/7, tại Km25+419 trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nước tràn vào làm cao tốc bị ngập sâu gần 1m khiến giao thông qua khu vực này bị tê liệt.

Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 2

Ban Quản lý dự án Thăng Long là chủ đầu tư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 3

Theo quan sát của PV Tiền Phong, tại Km 25+419, cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây bị võng xuống như một lòng chảo.

Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 4

Ngay tại lý trình Km25+419 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có đường điện cao thế chạy ngang qua.

Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 5

Chủ đầu tư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có gắn biển cảnh báo chiều cao an toàn với đường điện cao thế.


Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 6

Mương thu gom nước tại Km 25+419 cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 7

Sau 4 tháng đưa vào khai thác, hai bên đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, cỏ đã mọc um tùm.

Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 8

Đây là vị trí bị ngập vào sáng 29/7 trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 9

Cống hộp thoát nước tại Km 25+419 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 10
Về khẩu độ cống tại vị trí bị ngập, đơn vị tư vấn thiết kế đã thực hiện điều tra khảo sát mực nước lũ lịch sử cao nhất vào năm 1992 tại vị trí cống là 43,14 m và tính toán khẩu độ cống. Kết quả rà soát lại lưu vực và các thông số đầu vào cho thấy vị trí cống Km25+419 được thiết kế với khẩu độ (2,5 x 2,5 m) đáp ứng yêu cầu thoát nước của lưu vực tự nhiên phía thượng lưu.
Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 11
Về nguyên nhân ngập, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng đoạn tuyến nằm sát sông Phan, phía thượng lưu có đập Sông Phan cách vị trí ngập 8,6 km. Từ vị trí cống về phía hạ lưu cầu sông Phan lòng sông, suối có hệ thực vật xâm lấn, bồi lắng làm thu hẹp dòng chảy, gây dềnh ứ nước cục bộ dẫn đến mực nước tại khu vực cống dâng cao, gây ngập đường.
Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 12
Về giải pháp xử lý, trước mắt các chuyên gia đề xuất cần tổ chức thanh thải các chướng ngại vật lòng sông từ vị trí cống về phía hạ lưu cầu sông Phan để tăng khả năng thoát nước và hạ thấp cao độ mực nước dềnh tại vị trí cống. Giải pháp này có chi phí thấp, có thể thực hiện ngay và chủ đầu tư đang chỉ đạo thực hiện, hoàn thành trong tháng 8/2023. Toàn bộ chi phí thực hiện do đơn vị tư vấn chi trả.
Cận cảnh 'rốn lũ' trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ảnh 13
Để đảm bảo ổn định công trình lâu dài, do chế độ thủy văn khu vực hạ lưu các đập thường rất phức tạp, chủ đầu tư cần thuê một đơn vị tư vấn đầu ngành để tiến hành khảo sát tính toán, xây dựng mô hình toán cho toàn bộ khu vực, từ đó xác định mực nước tương ứng với tần suất thiết kế của dự án.

Trước đó, làm việc với lãnh đạo các sở, ban ngành chức năng tỉnh Bình Thuận, Giám đốc điều hành dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết Đặng Hùng Thái khẳng định, nguyên nhân ngập nặng là do mưa lớn và nước từ đập sông Phan xả về, không phải do vấn đề đặt cống hay thiết kế công trình. Đại diện Công ty CP Tư vấn Xây dựng 533 (đơn vị tư vấn thiết kế) cho rằng, cao tốc ngập còn do cây cối mọc nhiều ở ven sông Phan gây cản trở dòng chảy.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Tân Trác Xuân Cường khẳng định, ý kiến của đại diện ban quản lý và đơn vị tư vấn cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết không chính xác, bởi cây cối mọc tự nhiên hai bên bờ không ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy của sông Phan. Ông Cường cho rằng, độ dốc hạ cốt nền đường cao tốc qua đoạn vừa bị ngập quá thấp có thể là nguyên nhân gây ngập nên cần đánh giá lại khâu thiết kế.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, đoạn đường trũng nhưng chỉ đặt một cống thoát nước rộng 2,5 m x 2,5 m là quá nhỏ, khó đảm bảo thoát nước khi mưa lớn. Ngoài ra, mực nước sông dâng lên do mưa lũ cũng cần được đơn vị tư vấn tính toán lại để thiết kế cống phù hợp hơn.

Đặc biệt, ông Huỳnh Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận khẳng định, đơn vị tư vấn thiết kế lấy số liệu của đỉnh lũ sông Phan năm 1992 để tính toán hạng mục thoát nước qua đoạn này là chưa toàn diện bởi đỉnh lũ của sông Phan vào năm 1999 cao hơn nhiều so với năm 1992. Ngoài ra, độ dốc của đường cao tốc qua đoạn vừa bị ngập thiết kế quá sâu, đến mức không cần thiết.

Tin liên quan