Theo dinh dưỡng hiện đại, móng giò lợn khá giàu chất dinh dưỡng. Người ta ước tính cứ trong 100g móng giò lợn có chứa 15,8g protit; 26,3g mỡ; 1,7g chất tổng hợp. Đông y cho rằng, móng giò có tác dụng bổ máu, thông sữa, làm cho da mềm mại, bổ tinh thận….
Khi ăn chân giò heo người ăn không chỉ cảm nhận được hương vị thơm ngon, mềm ngọt mà còn được cung cấp một lượng giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn.
Nhờ trong móng giò giàu chất keo protit, nên có hiệu quả nhất định đối với việc cải thiện chức năng sinh lý của các nội tạng trong cơ thể. Cơ thể con người sau khi hấp thu chất keo của móng giò, làm cho các tế bào da giữ được thủy phần, nên đỡ bị khô nhăn, khiến cho da bóng và căng.
Thường xuyên ăn móng giò còn có thể phòng ngừa những chướng ngại về dinh dưỡng một cách hiệu quả và có tác dụng nhất định đối với các chứng bệnh như chảy máu đường hô hấp, hôn mê do mất máu, đồng thời cải thiện vi tuần hoàn của cả cơ thể, qua đó có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ bệnh tim và não thiếu máu.
Đối với phụ nữ mới sinh, ăn móng giò giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình hồi phục, cũng như có sữa nhiều hơn cho con bú. Các món nấu từ móng giò chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhờ đó giúp kích thích sữa và tăng lượng sữa.
Do là món ăn giàu dinh dưỡng, nên móng giờ không phải món ăn tốt nhất cho tất cả mọi người.
3 nhóm người sau đây được khuyến cáo không nên ăn móng giò:
Người muốn giảm cân, thừa cân hoặc béo phì
Người thừa cân, béo phì đương nhiên sẽ có lượng mỡ dư thừa và việc bổ sung thêm dinh dưỡng, chất béo trong móng giò là điều không cần thiết, hơn nữa nó sẽ khiến bạn tăng cân nhiều hơn.
Do đó, loại móng giò ra khỏi thực đơn của người bệnh béo phì, thừa cân. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm rau củ quả, vitamin, nên hạn chế tối đa những chất béo để giảm cân nặng và đảm bảo sức khỏe của bạn.
Người bị viêm gan mãn tính
Thông thường viêm gan là do sự rối loạn về trao đổi chất, hệ thống tuần hoàn của gan bị rối loạn, virus viêm gan gây nên,...
Nếu ăn móng giò thì lượng dinh dưỡng lớn của móng giò khi vào cơ thể sẽ làm sự rối loạn chất trở nên trầm trọng, các chất béo không có lợi cho cơ thể sẽ làm bệnh nặng nề hơn. Do đó, những người bị viêm gan không nên ăn móng giò trong thời điểm bị bệnh.
Khi gan bị viêm mạn tính người bệnh sẽ có những biểu hiện như suy nhược cơ thể, vàng da, vàng mắt, có thể là mẩn ngứa, nổi mụn nhọt,…
Người mắc bệnh thận
Đây là căn bệnh rất thường gặp trong các bệnh thuộc đường tiết niệu. Bệnh thường khởi phát do sự rối loạn trong trao đổi chất khoáng ở hệ tiết niệu. Những chất phải hòa tan và đào thải qua đường tiểu nhưng lại tích tụ lại thành sỏi trong thận.
Bên cạnh đó việc nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể cũng là một nguyên nhân khiến bạn mắc sỏi thận. Trong khi móng giò lại là thực phẩm chứa nhiều chất béo, dinh dưỡng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh sỏi thận nếu ăn móng giò thì bệnh sẽ càng tệ hơn.
Những người không nên ăn măng
Phụ nữ mang thai: Trong măng khô có glucozit không tốt cho mẹ và bé. Phụ nữ mang thai nên kiêng cữ nhiều thứ, và đối với măng khô càng phải dè chừng. Tốt nhất là không nên sử dụng, nếu không có chỉ định bác sĩ chuyên ngành.
Trẻ nhỏ dưới 13 tuổi và người cao tuổi: Cũng là đối tượng không nên ăn măng khô. Vì hai độ tuổi này đề kháng yếu, nếu măng không được xử lý sạch loại bỏ độc tố hoàn toàn sẽ gây ra tác dụng phụ. Ví dụ như, nôn ói, đầy bụng khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy…
Người hay đau dạ dày: 1kg măng khô trung bình sẽ chứa khoảng 230 mg hàm lượng acid cyanhydric. Đây là chất xúc tác làm dạ dày co thắt nhiều hơn, đau hơn mỗi khi ăn. Chính vì thế, với những bệnh nhân bị đau dạ dày không nên sử dụng măng khô để tạo điều kiện bệnh nặng hơn.
Người bị ốm đau, bệnh nhân mới phục hồi sức khỏe: Những người này vì mới khỏi bệnh nên sức đề kháng còn rất yếu. Măng khô chứa độc tố không nên ăn. Nếu ăn măng vào thời điểm này sẽ bị chất glucose ảnh hưởng, làm phân hủy axit và chất chua trong dạ dày gây ra tình trạng nôn mửa.
Người bị bệnh gút: Những loại thực phẩm góp phần làm tăng nguy cơ tổng hợp chất acid uric trong cơ thể như: Măng khô, măng tươi, măng tre, măng tây, măng trúc … Người bị bệnh gút cần phải tránh xa, nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Người bị bệnh thận: Với những bệnh nhân bị bệnh thận cần hết sức lưu ý chế độ ăn uống, tránh ăn măng khô, măng tây, măng tre…Đây là những thực phẩm giàu canxi không thích hợp cho những người bị bệnh thận mãn tính hay suy thận.
Cách sử dụng măng khô an toàn
Sau khi rửa sạch và ngâm măng khô qua đêm, bạn nên cho măng vào rổ để cho thật ráo. Sau đó cho vào nồi nước sôi đun trong 1h đồng hồ tùy số lượng măng ít hay nhiều với lửa nhỏ. Khi nước trong nồi đã rút bớt gần cạn, bạn cho thêm nước mới vào nồi để đun trong khoảng 1 tiếng nữa để măng mềm đều.
Trong quá trình đun măng, nên quan sát thường xuyên nếu nồi nước măng gần cạn nước phải lập tức cho nước mới vào. Bạn phải luôn đảm bảo là măng luôn ngập nước. Quan sát khi măng đã chín mềm, vớt ra rửa lại với nước sạch và đợi cho đến khi nào măng nguội lại hoàn toàn.
Tiếp tục xé măng thành những sợi mỏng hoăc thái thành những miếng vừa ăn. Vẫn rửa lại bằng nước sạch, và để cho măng thật ráo. Khi măng ráo nước hoàn toàn, cũng là lúc có thể mang chế biến thành những món ăn ngon.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng măng khô
Măng khô nên ngâm trong nước ít nhất từ 4 đến 5 tiếng, hoặc có thể dùng nước vo gạo để ngâm qua đêm. Làm như vậy giúp măng mau mềm khi nấu nhanh hơn, độc tố càng dễ dàng lược bỏ.
Chọn măng khô để nấu ngon: Bạn nên chọn mua những loại măng có màu vàng hơi nâu, măng còn giữ được mùi thơm đặc trưng. Không chọn những loại măng cũ ẩm mốc, cầm vào mềm nhũn. Nếu mua để nấu nên chọn măng búp vàng đều, ưu tiên măng non, ít xơ.
Khi nấu nên để măng sau khi bỏ các nguyên liệu khác trước. Vì măng đã luộc chín và sơ chế trước. Cho nên, nếu để măng sớm quá măng sẽ dễ bị mềm nhũn mất vị ngon.
Nếu bạn không sử dụng hết lượng măng khô đã sơ chế có thể cho chúng vào tủ kéo và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thời hạn sử dụng lượng măng khô đó khoảng 1 tuần khi để ở ngăn mát. Và 1 tháng với măng khô sơ chế để ở ngăn đá.