Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường?

0:00 / 0:00
0:00
Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường?
TPO - Năm 2021, phổ điểm của môn tiếng Anh không theo hình thái thông thường (hình chuông úp ngược có đỉnh lệch phải hoặc lệch trái)  mà có 2 đỉnh (núi đôi). Theo nhóm chuyên gia phân tích của báo Tiền Phong, phổ điểm "mất chuẩn" lại  thể hiện “rất chuẩn” chất lượng đào tạo môn học này tại các địa phương.
Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 1

Nguồn: Moet

Một điều thú vị là hình dáng phổ điểm môn tiếng Anh chung toàn quốc năm nay cũng rất tương đồng với hình dáng phổ điểm môn thi tiếng Anh vào lớp 10 HN năm 2021:

Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 2

Trong các môn thi THPT, tiếng Anh là môn thi có thí sinh thi đông – hầu như là môn bắt buộc (gần 867.000 thí sinh) cho nên kết quả môn thi này khá tin cậy để đánh giá việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông.

Một cách lý giải hợp lý về hình dáng “núi đôi” của phổ điểm môn tiếng đó là có thể xem đây là tổng của 2 phổ điểm: phổ của nhóm các em chỉ học tiếng Anh trong nhà trường với chất lượng không được cao, và phổ điểm của nhóm các em được đầu tư học tiếng Anh ngoài nhà trường (after school).

Với mỗi địa phương, bức tranh tương quan giữa học thêm và không học thêm tiếng Anh là rất khác nhau, và học thêm tiếng Anh hình như cũng mang sắc thái khác, không phải là luyện thi như các môn học khác, mà là chương trình bổ trợ ngoài nhà trường.

Để hiểu rõ hơn về phổ điểm môn tiếng Anh thi THPT 2021, thử phân tích phổ điểm môn này của các địa phương. Có thể chia thành 5 nhóm địa phương sau.

Nhóm 1: địa phương có điểm thi trung bình môn tiếng Anh cao nhất (TP HCM, Bình Dương), phổ điểm phân bố chuẩn, đồ thị dịch phải:

Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 3
Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 4

Nhóm 2: các tỉnh cũng có điểm cao (nhưng không cao bằng Nhóm 1), phổ điểm có 2 đỉnh trong đó đỉnh phải cao hơn đỉnh trái. Các tỉnh này môn tiếng Anh ngoài nhà trường phát triển tốt:

Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 5
Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 6

Nhóm 3: phổ điểm có 2 đỉnh đều nhau (ví dụ Khánh Hòa, Đồng Nai). Các địa phương này có tương quan học thêm và không học thêm là như nhau:

Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 7
Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 8

Nhóm 4: phổ điểm vẫn có 2 đỉnh (núi đôi), đỉnh bên trái cao hơn. Nhóm các địa phương này (Thanh Hóa, Nghệ An) có học thêm, nhưng số học thêm không nhiều:

Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 9
Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 10

Nhóm 5: các địa phương này học thêm không đáng kể, ngược lại với nhóm 1 là phổ điểm dịch trái rất mạnh, điểm trung bình thấp (Hà Giang, Sơn La, Đắk Lắk):

Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 11
Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 12
Phổ điểm tiếng Anh 'lạ lùng' nhất mùa thi: Chất lượng không thuộc về nhà trường? ảnh 13

Theo TS. Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GD&ĐT, đề nghị Bộ giáo dục phân tích cụ thể các nguyên nhân tạo nên 2 đỉnh của phổ điểm môn tiếng Anh. TS. Ngọc gợi ý, để có được cái nhìn chính xác nhất về chất lượng dạy và học môn tiếng Anh hiện nay, cũng như lý giải được nguyên nhân phổ điểm lạ, cần phải vẽ phổ đến tận từng điểm thi (tức là tới từng trường THPT). 1 cách nữa là xem danh sách thí sinh đạt 7 trở lên nằm ở trường nào. Dưới 4,5 điểm nằm ở trường nào. Những phân tích ấy sẽ có tác dụng giúp Bộ GD&ĐT, đặc biệt là các sở GD&ĐT có sự điều chỉnh công tác chỉ đạo và triển khai dạy học để chất lượng giáo dục được nâng lên.

MỚI - NÓNG