Đào tạo sinh viên có khả năng ‘thực chiến’

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tăng cường đào tạo gắn với thực tế để sinh viên ra trường hòa nhập được với yêu cầu của thị trường lao động là nhiệm vụ quan trọng của trường đại học và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Ngày 2/11, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức hội nghị Công giới 2024 lần thứ 2 và Tọa đàm “Tăng cường đào tạo gắn với thực tiễn, hội nhập quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và sinh viên.

Đào tạo sinh viên có khả năng ‘thực chiến’ ảnh 1

Các chủ đề được bàn tới gồm: tiếp tục tăng cường đào tạo gắn kết với thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả “thực chiến” khi tham gia thị trường lao động. Cần có sự tham gia thực chất hơn nữa của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của trường.

Sinh viên cần được trang bị thêm những kĩ năng công nghệ để thích nghi với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong kỉ nguyên số.

Xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên trong và ngoài nước để sinh viên có những cơ hội trải nghiệm học tập ở các môi trường khác nhau. Qua đó góp phần giúp sinh viên có thêm kĩ năng, sự tự lập, tự tin thích nghi nhanh với thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

Đào tạo sinh viên có khả năng ‘thực chiến’ ảnh 2

Đại diện doanh nghiệp chia sẻ thông tin tại hội nghị.

Có chính sách cụ thể hóa để biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường và tăng cường đào tạo ngoại ngữ 2 để tạo ra lợi thế cho sinh viên khi tham gia thị trường lao động quốc tế.

Nguyễn Đức Minh, sinh viên năm tư lớp POHE - Quản lý thị trường chia sẻ thời gian qua các bạn trong lớp liên tục được trải nghiệm, tham gia thực tiễn vào hoạt động của Tổng cục Quản lí thị trường, Cục Quản lí thị trường các tỉnh/thành và học tập, thực tập thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn TP Hà Nội.

Qua những hoạt động học tập thực tế của ngành đã phần nào giúp cho Minh hiểu được chức năng nhiệm vụ của ngành học, củng cố thêm kiến thức; trải nghiệm trong khoảng thời gian này giúp em có thêm tư duy và kinh nghiệm định hướng nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học tại trường.

Ngoài ra, việc kết nối sinh viên với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là mạng lưới cựu sinh viên thông qua các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, cũng như hỗ trợ đào tạo, luôn được nhà trường chú trọng. Điều này không chỉ giúp Minh cùng các bạn mở rộng mối quan hệ chuyên nghiệp, mà còn tạo cơ hội để học hỏi, phát triển từ những người đi trước.

PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, mô hình hợp tác đào tạo gắn kết thực tiễn giữa nhà trường với doanh nghiệp; hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo gắn với các bài toán thực tiễn tại địa phương, đã đem lại hiệu quả cao trong giai đoạn vừa qua, góp phần đào tạo ra những con người đổi mới sáng tạo có năng lực dẫn dắt, lãnh đạo tổ chức.

Sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và nhà trường đã tạo nên bước đột phá trong đổi mới sáng tạo nội dung giảng dạy, tạo sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức nói riêng và thị trường lao động nói chung.

"Có thể khẳng định, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp đang thể hiện trách nhiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình bằng cách đặt hàng đào tạo, tham gia sâu vào quá trình tổ chức đào tạo, góp ý điều chỉnh nội dung giảng dạy gắn kết với thực tiễn giải quyết công việc", ông Nhượng nói. Ông cũng khẳng định chính sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức trong quá trình đào tạo là yếu tố bắt buộc, tạo cơ hội cho sinh viên/học viên có thể hiểu rõ những yêu cầu của thị trường lao động, tích lũy kiến thức cần thiết và bước chân vào thế giới việc làm 1 cách chủ động.

MỚI - NÓNG
Quỳnh Dao để lại khối tài sản hơn 8.700 tỷ đồng
Quỳnh Dao để lại khối tài sản hơn 8.700 tỷ đồng
TPO - Quỳnh Dao để lại khối tài sản thừa kế hơn 2,5 tỷ NDT (hơn 8.700 tỷ đồng). Khối tài sản thừa kế khổng lồ của nhà văn Quỳnh Dao không chỉ ở tiền bản quyền mà còn là nguồn thu nhập lớn từ bất động sản và các công ty điện ảnh, truyền hình.