'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi

'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi
TPO - Bắt đầu từ tháng 9, nông dân Hương Đô huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vào vụ thu hoạch cam Khe Mây, bình quân mỗi gia đình đút túi hàng trăm triệu đồng.
'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 1

Cam là thứ quả nổi tiếng ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh), tập trung nhiều ở xã Lộc Yên, Hương Trà, Hương Thủy và đặc biệt là “thủ phủ cam” Khe Mây ở xã Hương Đô, thơm ngon nức tiếng.


'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 2 Toàn xã Hương Đô có gần 400 hec ta với hơn 300 hộ trồng cam.
'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 3

Từ tháng 9 (ÂL), cam Khe Mây vào vụ thu hoạch. Đây cũng là lúc cả khu đồi chuyển sắc vàng cam chín.


'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 4 Với mô hình trồng hơn 1.500 gốc cam, sản xuất theo mô hình khép kín, phương pháp tự nhiên, ông Đinh Văn Quyết mỗi năm thu trên 500 triệu đồng.
'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 5

Theo ông Quyết, trước đây khu vực này là một khu đồi đất cằn, nhưng sau đó gia đình vào khai hoang và trồng cam. Tuy nhiên, những năm đầu không biết cách chăm sóc nên cam không đạt chất lượng. Sau khi tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, đến thời điểm hiện tại cam cho thu hoạch cao, sản lượng trên 10 tấn/năm.


'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 6 “Cách thức trồng cam phải đạt đủ độ thoáng. Chi phí bỏ ra đầu tư trồng cam cũng không nhiều, chủ yếu đầu tư thời gian, công sức, bình quân trồng 3 năm mới cho thu hoạch”, ông Quyết nói.
 
'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 7 Việc chăm sóc cam không tốn nhiều chi phí nhưng phải cẩn thận, tỷ mỉ. Từng quả cam từ đậu quả đến thu hoạch phải được bọc trong giấy tránh côn trùng phá hoại.

'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 8 Thời điểm này, ở Hương Đô, cam bắt đầu được tung ra thị trường những lứa đầu tiên và được phân loại để bán. Không chỉ các thương lái nhỏ lẻ mà các nhà buôn lớn từ TP Hà Tĩnh, Vinh, Hà Nội đều tìm về tận vườn để mua được cam chính gốc.

'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 9
'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 10 Cam ở Khe Mây chủ yếu cam chanh, cam đường, cam bù… Cam có tuổi thọ trên 20 năm, nếu chăm sóc tốt. Năm 2019, cam Khe Mây được cấp chứng nhận bảo hộ thương hiệu góp phần bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương, liên kết giữa các hộ sản xuất, kinh doanh.

'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 11 Những quả cam chín mọng được người dân cắt hái để đem bán cho khách mua tại vườn.
'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 12 Năm nay người dân trồng cam Khe Mây vui mừng vì cam được mùa, giá thành lại cao.
'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 13 Hiện tại, cam Khe Mây đang bán dao động từ 60-80 ngàn đồng/kg tùy loại.
'Đệ nhất' cam Hà Tĩnh vào vụ, chín vàng cả khu đồi ảnh 14

Ông Lê Quang Vinh – Trưởng Phòng NN&PTNN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, toàn huyện có gần 2.000ha diện tích trồng cam, cho doanh thu trên 200 tỷ/năm. Việc phát triển trồng cam đã đưa người dân thoát nghèo, có những hộ trở thành tỷ phú trên mảnh đất cằn.

MỚI - NÓNG